Saturday, December 29, 2018

MỘT LỘ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA

(Bài này đã được 1 số báo "lề trái" đăng, và đã được gửi cho các lãnh đạo Đảng, Quốc hội, và Chính phủ)


Khi xem xét các đề xuất lộ trình dân chủ trước đây, có hai điều đặc biệt quan trọng mà tôi thường thấy thiếu vắng, đó là: (i) Xây dựng nền móng tri thức cho một nền dân chủ (bao gồm nâng cao dân trí) và (ii) Đảm bảo nền dân chủ vận hành hiệu quả. 

Mời độc giả đọc tiếp ở đây:

https://drive.google.com/file/d/1_ZVbXInhHzeu47_jnEinmqlCUsb-fYK9/view?fbclid=IwAR3PH-kTLNrXZ8OF9iHdt4u9kTFRLAQqLU0z80P_Z-9W0G71kDbMDV6Xh-c


Lộ trình này cũng sẽ được gửi cho các lãnh đạo Việt nam, trong Thư Thứ hai gửi Các Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội: v/v Một Lộ trình Dân chủ hóa cho Việt nam ở đây:




Và độc giả cũng đừng quên đọc Thư thứ nhất Gửi Các lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội: v/v Xây dựng Tầng lớp học giả Pháp lý và Chính trị đẳng cấp, liêm chính và nhân bản:

https://danchuhoagiaikhoandung.blogspot.com/2018/12/thu-gui-cac-lanh-ao-ang-chinh-phu-quoc.html

Tuesday, December 11, 2018

THƯ GỬI CÁC LÃNH ĐẠO ĐẢNG, CHÍNH PHỦ, QUỐC HỘI: XÂY DỰNG TẦNG LỚP HỌC GIẢ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ ĐẲNG CẤP, LIÊM CHÍNH VÀ NHÂN BẢN

(Bài trong link dưới đây đã được 1 số báo "lề trái" đăng, và đã được gửi cho các lãnh đạo Đảng, Quốc hội, và Chính phủ)

Dưới đây là 2 bài viết của tôi, về cơ bản giống nhau. Tuy nhiên bài đầu tiên ("Nhân vụ GS Chu Hảo...") đầy đủ hơn, bởi có thêm  phần "Kiến nghị đối với các tổ chức khoa học/khuyến học, và những người quan tâm đến chính trị".

1. Nhân vụ GS Chu Hảo, suy nghĩ về việc xây dựng một tầng lớp học giả pháp lý và chính trị đẳng cấp, liêm chính và nhân bản.
https://drive.google.com/file/d/11S1Vu0f2x6DOoVigCA-Dt1ItDmYcSOrd/view?fbclid=IwAR3T0z65X0-F7TQ5d5CnX3UxfUdZA__qxCa5ndlzd4OlNM6hd9A8OCV5PLo

2. Thư gửi các lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, về việc xây dựng một tầng lớp học giả pháp lý và chính trị đẳng cấp, liêm chính và nhân bản. (Bản gửi trên  site công cộng không có địa chỉ, điện thoại liên hệ. Tuy nhiên, bản chính thức gửi cho các lãnh đạo thì có đầy đủ các thông tin này)
Trân trọng

TS. Nguyễn Kiều Dung









Đại hội triết học thế giới lần thứ XXIV ở Bắc Kinh

Bài viết của GS Hồ Sĩ Quý:

http://philosophy.vass.gov.vn/news/Hoi-thao-quoc-te/Dai-hoi-Triet-hoc-The-gioi-lan-thu-XXIV-249.html

Monday, December 10, 2018

Thi Olympic Triết học Quốc tế


Olympic triết học cho học sinh phổ thông này (vừa vào đại học cũng được). Năm nay có 50 nước tham gia. Trung Quốc, Đài loan, Singapore, Korea đều đã tham gia cả. Mỗi nước từ 1-2  học sinh. Nước chủ nhà tối đa 10 học sinh. Trung Quốc đã tham gia đến nay là lần thứ 5. Các học sinh được viết bài thi bằng 1 trong 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Tây ban nha, nhưng phải viết bằng ngoại ngữ. Nghĩa là 1 học sinh người Pháp thì không được viết bằng tiếng tiếng Pháp mà phải chọn tiếng khác.

Đề thi dĩ nhiên không có triết học Marx-Lenin. Những nước ở bậc phổ thông không dạy triết thành 1 môn học rõ ràng như Trung Quốc, Nhật bản, v.v...vẫn có thể tham gia. Việt nam cũng vậy. Học sinh VN giờ nhiều người giỏi tiếng Anh. Lẽ ra Bộ giáo dục phải cho học sinh tham gia kỳ thi này.

Các tổ chức như Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, Ired nên liên hệ để hỏi họ. Tôi nghĩ Liên đoàn Triết học quốc tế là đơn vị bảo trợ kỳ thi này có thể hỗ trợ tài chính vé đi về. Tôi chỉ hơi thắc mắc tại sao Quỹ Văn hóa PTC không tổ chức thi Olympic quốc gia hàng năm về triết học? Thiếu gì đề tài về xã hội, không có gì nhạy cảm.

Thử đề thi năm nay, chọn 1 trong 4 đề:
“Images belong to the rational soul in the manner of perceptions, and whenever it affirms or denies that something is good or bad, it pursues or avoids. Consequently, the soul never thinks without an image.”
“No man is devoid of a heart sensitive to the sufferings to the others. Such a sensitive heart was possessed by Former Kings and this manifested itself in compassionate government. With such sensitive heart behind compassionate government, it was as easy to rule the Empire as rolling it on your palm.”
“Because a (narrower or wider) universal community widely prevails among the Earth’s peoples, a transgression of rights in one place in the world is felt everywhere.”
“A work of art takes place in and as a performance in which listeners or observers abstract the artwork out of the context of the empirical or real world to render it purely aesthetic, an abstractive and active deed that requires them to achieve a state of self- or world-forgetfulness as they enter into the new world of the work of art.”

 http://ipo2018.me/?fbclid=IwAR0By29BOzDadZWGxuMgKyvyaCcRYXkp1LXqQyDgTm8HfqBtvZ_q1HtzLN0

Xây dựng khuôn khổ chính sách kinh tế đến năm 2035 nhưng không xây dựng nhà nước pháp quyền?

Xây dựng khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế đến 2035 mà không xây dựng nhà nước pháp quyền (tam quyền phân lập) là vô nghĩa. Hai thứ đó luôn phải đi cặp với nhau. Và đương nhiên, nhà nước pháp quyền sẽ hỗ trợ phát triển khoa học-công nghệ.

Nền tảng pháp lý của quốc gia phải tốt thì mới có thể nói đến những thứ xa xỉ như Cách mạng 4.0. Giống như muốn xây một ngôi nhà cao, hiện đại thì phải móng phải tốt. Trong khi đó, Đảng biến nền luật pháp Việt nam thành một mớ rách nát, vá chằng, và đụp một cách tùy tiện theo ý mình.

Chỉ có những kẻ tham quyền cố vị, nhăm nhăm bảo vệ lợi ích ích kỷ của đảng phái mình, không hề lo lắng đến lợi ích chính đáng của dân, thì mới cố gắng chối bỏ những thành tựu pháp lý của thế giới (như Tam quyền Phân lập), đem những học thuyết lỗi thời của thế giới về để bắt sinh viên học, nhưng lại cản trở sinh viên tìm hiểu những học thuyết tinh hoa của Pháp lý và Chính trị thế giới.

Trong khi thành tích lãnh đạo quốc gia 43 năm sau thống nhất thật đáng xấu hổ: thu nhập đầu người gần bét ASEAN (chỉ hơn Campuchia, thật ra thì từ Đổi mới (1990) đến nay vẫn thế, không có một tiến bộ nào). Năng suất lao động vẫn thì vẫn trong nhóm thấp nhất châu Á.

Chẳng lẽ trí tuệ của người Việt lại thấp kém đến mức không bằng mức trung bình của ASEAN? Đương nhiên không phải thế.

Thành tích tồi tàn như vậy mà vẫn suốt ngày đem tăng trưởng kinh tế ra để mị dân, và tiếp tục từ chối cải cách pháp lý và chính trị.

So sánh với các nhà tư tưởng Nhật bản từ cách đây 150 năm mà thấy buồn.

https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fwww.diendan.org%2Fphe-binh-nghien-cuu%2F150-nam-minh-tri-duy-tan%3Ffbclid%3DIwAR2a9IF9TMeXrHVB6uNNUlbhWccUKi3zf2wK_f0EEs6I8RORis5WNeajqPU&h=AT3UYIDNBznta1R6ulWmNXzJeJycFRokkTJIEgvWnyZ2ewqEhqXeziqpKNt3qzV1Q09TtP4cRR5lK9t8zM4ADZCbqaDqKgKyPUcXn_ECL0aeoF3-cgOz3J9TIVrVuTar

Các chiến lược công nghệ và sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đe dọa thế giới

 Do vấn đề bản quyền cho nên tôi chỉ để link, độc giả tự download:

https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2018/06/FINAL-China-Technology-Report-6.18.18-PDF.pdf

Đội bóng kinh tế Việt nam có thành tích thi đấu trong ASEAN gần 30 năm chỉ thắng được Campuchia


Tôi nghĩ những trận bóng đá vớ vẩn mà cũng có hàng triệu thanh niên Việt xuống đường (tính trên toàn quốc) là do Việt nam có quá ít thứ để tự hào, và thanh niên có quá ít tự do để thể hiện.

Hồi tôi ở Đức năm 2002, Đức vào chung kết WC với Brasil mà trên quảng trường chỉ có mỗi 1 cái xe chạy vòng quanh phất cờ. Bà con còn ngơ ngác hỏi nhau không biết có chuyện gì. Hôm chung kết thì dân tình cũng tụ tập xem màn hình lớn ở quảng trường, nhưng cũng chỉ chiếm hết 1 góc sân thôi.

Sinh viên tây được tự do lập hội, nhóm, thậm chí lập đảng, tự do xuất bản báo, bày đủ trò diễn thuyết chính trị, tranh biện đủ thứ ở trường. Tự do biểu tình, tự do bãi khóa, tự do làm nhiều trò ngông cuồng, chứ không bị đám đoàn đội dẫn dắt. (Thời tuổi trẻ có ngông cuồng đôi chút cũng là hết sức bình thường).

Các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh sống lại chắc ngửa mặt lên trời mà khóc: mình đấu tranh cho quyền lợi của ai? Thời các cụ bọn Pháp ác thật, nhưng những quyền tự do cơ bản như tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình vẫn được đảm bảo.

Lúc nào chính quyền Việt nam cũng tuyên truyền dân trí thấp cho nên chưa thể có những quyền đó, nhưng họ không làm gì để nâng cao dân trí chính trị. Thậm chí còn đem chủ nghĩa Marx-Lenin đã lỗi thời về để thực hiện chính sách ngu dân.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, từ khi Đổi mới (1990) đến nay, đội bóng kinh tế Việt nam có một ông huấn luyện viên tên là Dang-Cong-San, lãnh đạo gần 30 năm, nhưng thành tích thi đấu vẫn chỉ là thắng được mỗi Campuchia (xét theo GDP/Capita). Thế mà nhân dân vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của người???

(Chưa kể mức thu nhập đầu người ấy vô cùng thấp, (năm 2017 chỉ 2343 USD, nghĩa là tương đương 4.4 triệu VND/tháng), không đảm bảo an sinh lúc ốm đau, bệnh tật, khi về già.)

Xin xem thêm bài “Thư gửi Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, và Chính phủ: Xây dựng một tầng lớp học giả Pháp lý và Chính trị đẳng cấp, liêm chính, và nhân bản” ở ngay góc trên bên trái màn hình để hiểu thêm về “năng lực” của vị huấn luyện viên ấy.