Monday, December 10, 2018

Đội bóng kinh tế Việt nam có thành tích thi đấu trong ASEAN gần 30 năm chỉ thắng được Campuchia


Tôi nghĩ những trận bóng đá vớ vẩn mà cũng có hàng triệu thanh niên Việt xuống đường (tính trên toàn quốc) là do Việt nam có quá ít thứ để tự hào, và thanh niên có quá ít tự do để thể hiện.

Hồi tôi ở Đức năm 2002, Đức vào chung kết WC với Brasil mà trên quảng trường chỉ có mỗi 1 cái xe chạy vòng quanh phất cờ. Bà con còn ngơ ngác hỏi nhau không biết có chuyện gì. Hôm chung kết thì dân tình cũng tụ tập xem màn hình lớn ở quảng trường, nhưng cũng chỉ chiếm hết 1 góc sân thôi.

Sinh viên tây được tự do lập hội, nhóm, thậm chí lập đảng, tự do xuất bản báo, bày đủ trò diễn thuyết chính trị, tranh biện đủ thứ ở trường. Tự do biểu tình, tự do bãi khóa, tự do làm nhiều trò ngông cuồng, chứ không bị đám đoàn đội dẫn dắt. (Thời tuổi trẻ có ngông cuồng đôi chút cũng là hết sức bình thường).

Các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh sống lại chắc ngửa mặt lên trời mà khóc: mình đấu tranh cho quyền lợi của ai? Thời các cụ bọn Pháp ác thật, nhưng những quyền tự do cơ bản như tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình vẫn được đảm bảo.

Lúc nào chính quyền Việt nam cũng tuyên truyền dân trí thấp cho nên chưa thể có những quyền đó, nhưng họ không làm gì để nâng cao dân trí chính trị. Thậm chí còn đem chủ nghĩa Marx-Lenin đã lỗi thời về để thực hiện chính sách ngu dân.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, từ khi Đổi mới (1990) đến nay, đội bóng kinh tế Việt nam có một ông huấn luyện viên tên là Dang-Cong-San, lãnh đạo gần 30 năm, nhưng thành tích thi đấu vẫn chỉ là thắng được mỗi Campuchia (xét theo GDP/Capita). Thế mà nhân dân vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của người???

(Chưa kể mức thu nhập đầu người ấy vô cùng thấp, (năm 2017 chỉ 2343 USD, nghĩa là tương đương 4.4 triệu VND/tháng), không đảm bảo an sinh lúc ốm đau, bệnh tật, khi về già.)

Xin xem thêm bài “Thư gửi Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, và Chính phủ: Xây dựng một tầng lớp học giả Pháp lý và Chính trị đẳng cấp, liêm chính, và nhân bản” ở ngay góc trên bên trái màn hình để hiểu thêm về “năng lực” của vị huấn luyện viên ấy.

No comments:

Post a Comment