Monday, December 10, 2018

Xây dựng khuôn khổ chính sách kinh tế đến năm 2035 nhưng không xây dựng nhà nước pháp quyền?

Xây dựng khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế đến 2035 mà không xây dựng nhà nước pháp quyền (tam quyền phân lập) là vô nghĩa. Hai thứ đó luôn phải đi cặp với nhau. Và đương nhiên, nhà nước pháp quyền sẽ hỗ trợ phát triển khoa học-công nghệ.

Nền tảng pháp lý của quốc gia phải tốt thì mới có thể nói đến những thứ xa xỉ như Cách mạng 4.0. Giống như muốn xây một ngôi nhà cao, hiện đại thì phải móng phải tốt. Trong khi đó, Đảng biến nền luật pháp Việt nam thành một mớ rách nát, vá chằng, và đụp một cách tùy tiện theo ý mình.

Chỉ có những kẻ tham quyền cố vị, nhăm nhăm bảo vệ lợi ích ích kỷ của đảng phái mình, không hề lo lắng đến lợi ích chính đáng của dân, thì mới cố gắng chối bỏ những thành tựu pháp lý của thế giới (như Tam quyền Phân lập), đem những học thuyết lỗi thời của thế giới về để bắt sinh viên học, nhưng lại cản trở sinh viên tìm hiểu những học thuyết tinh hoa của Pháp lý và Chính trị thế giới.

Trong khi thành tích lãnh đạo quốc gia 43 năm sau thống nhất thật đáng xấu hổ: thu nhập đầu người gần bét ASEAN (chỉ hơn Campuchia, thật ra thì từ Đổi mới (1990) đến nay vẫn thế, không có một tiến bộ nào). Năng suất lao động vẫn thì vẫn trong nhóm thấp nhất châu Á.

Chẳng lẽ trí tuệ của người Việt lại thấp kém đến mức không bằng mức trung bình của ASEAN? Đương nhiên không phải thế.

Thành tích tồi tàn như vậy mà vẫn suốt ngày đem tăng trưởng kinh tế ra để mị dân, và tiếp tục từ chối cải cách pháp lý và chính trị.

So sánh với các nhà tư tưởng Nhật bản từ cách đây 150 năm mà thấy buồn.

https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fwww.diendan.org%2Fphe-binh-nghien-cuu%2F150-nam-minh-tri-duy-tan%3Ffbclid%3DIwAR2a9IF9TMeXrHVB6uNNUlbhWccUKi3zf2wK_f0EEs6I8RORis5WNeajqPU&h=AT3UYIDNBznta1R6ulWmNXzJeJycFRokkTJIEgvWnyZ2ewqEhqXeziqpKNt3qzV1Q09TtP4cRR5lK9t8zM4ADZCbqaDqKgKyPUcXn_ECL0aeoF3-cgOz3J9TIVrVuTar

No comments:

Post a Comment