(Bài đã đăng trên Facebook Kieu Dung
ngày 28/2/2021)
Rất nhiều người thắc mắc tại sao
Trung Quốc giàu có, hùng mạnh như vậy. Liệu có phải vì độc tài, toàn trị nên
phát triển hơn dân chủ? Và CÂU HỎI QUAN TRỌNG NHẤT: “Việt Nam có nên đi theo
con đường của Trung Quốc hay không???” Có nhiều nguyên nhân mà tôi sẽ giải
thích dưới đây:
1. ĐÔNG DÂN: GDP/đầu người của Trung
Quốc là $8,612. So với các nước khác ở châu Á như Hàn Quốc, Sing, Đài thì như
thế khá thấp. Chưa nói đến Mỹ, Đức, Anh ($59,939, $44,680, $39,532). Nhưng vì
đông dân, 1.4 tỷ người, cho nên GDP tổng cao thứ 2 thế giới. ($12.23 nghìn tỷ),
chỉ sau Mỹ. Nhiều người chê bai, coi thường Ấn Độ. GDP/đầu người của Ấn Độ rất
thấp ($1,980), thấp hơn cả VN. Nhưng cũng vì đông dân 1.4 tỷ cho nên hiện giờ
tổng GDP đã đứng thứ 5 thế giới. Theo dự báo của Standard Charter/Bloomberg,
năm 2030, GDP Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt Mỹ vào 2028 và 2030. Dĩ nhiên đấy mới
là dự báo, chưa chắc chắn. Hãng RT của Tokyo thì dự báo sau 2030, tăng trưởng
của 2 nước đó sẽ chậm lại, Mỹ lại tăng tốc và trở lại vị trí dẫn đầu vào 2060.
Dân nghèo nhưng chính phủ lại giàu
nên có nhiều tiền để mua vũ khí tăng cường quốc phòng, đầu tư phát triển khoa
học kỹ thuật, bay lên mặt trăng, sao hỏa, phát triển các tập đoàn lớn, đầu tư ì
xèo vào công nghệ cao. Những công nghệ cao đấy sẽ giúp duy trì sự giàu có và
phát triển của quốc gia.
GDP vẫn là yếu tố quan trọng nhất để
tăng cường năng lực quân sự, tái đầu tư phát triển kinh tế và khoa học kỹ
thuật. Xem danh sách Top 15 nước có GDP cao nhất hiện nay thì xếp hạng 1. Mỹ,
2. Trung Quốc. 3. Nhật, 4. Đức, 5. Ấn độ, 6. Anh, 7. Pháp, 8. Brazil, 9. Italy,
10. Canada, 11. Nga, 12. Hàn, 13. Úc, 14. Tây Ban Nha, 15. Mexico.
Đấy là lý do Mỹ phải hợp tác với
Nhật Bản, Hàn, Úc, Ấn Độ, EU để cùng nhau đánh Trung Quốc. Chứ cứ như Trump,
gây thù chuốc oán với tất cả các đồng minh, không hợp tác với ai thì không oánh
được nó đâu.
2. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG + MỞ CỬA QUỐC
TẾ: Đây là chính sách đúng đắn mà nhiều nước phương tây áp dụng tốt và thành
công. Trung Quốc, Việt Nam áp dụng từ 1980s và đến giờ tương đối thành công.
3. ĂN CẮP CÔNG NGHỆ: Trung Quốc có
chiến lược ăn cắp công nghệ của các nước phát triển, đặc biệt của Mỹ từ 1990.
Đấy là lợi thế của nước đi sau. Những báo cáo tình báo và cả công khai của Mỹ
đã tổng kết vô số thủ đoạn ăn cắp của Trung Quốc. Dân gốc Hoa cũng rất ủng hộ
tư tưởng Đại Hán, Trung Quốc phải là số 1 thế giới, cho nên rất nhiệt tình ủng
hộ chuyển giao công nghệ, ăn cắp công nghệ.
Nhiều người cho rằng Mỹ sai lầm khi
đã bắt tay với Trung Quốc từ 1979s đến nay. Đúng là Mỹ cũng mất cảnh giác để nó
ăn cắp công nghệ, và không lường trước nó sẽ là đối thủ đáng gờm trong tương
lai. Nhưng thật ra, bỏ cấm vận bắt tay với Trung Quốc thời đó Mỹ cũng được lợi
rất nhiều. Buôn bán song phương tăng vọt cũng giúp Mỹ giàu lên. Nhiều trường
đại học của Mỹ hiện giờ có 20-30% giảng viên gốc Hoa. Thung lũng Silicon cũng
tràn ngập công ty của người Hoa. Tất cả những người gốc Hoa đó cũng đóng góp
vào sự thịnh vượng của Mỹ hiện nay.
Nhưng không phải chỉ có Trung Quốc
ăn cắp công nghệ và đe dọa an ninh của Mỹ. Nga cũng vậy. Gián điệp, hacker của
Nga cũng rất giỏi. Thỉnh thoảng lại có một vụ gián điệp của Nga ầm ỹ trên báo.
Trong khi đó, Nga cũng ôm mộng trở lại làm siêu cường, không có vẻ gì sẽ trở
thành một nước dân chủ lành mạnh trong tương lai gần, như 13 chú kia. Có lẽ vì
vậy hiện giờ Biden coi Nga là nguy cơ thứ 2 sau Trung Quốc, (Rút kinh nghiệm
bài học Trung Quốc thời 1979).
4. TẬP TRUNG QUYỀN LỰC: Đặng Tiểu
Bình thống lĩnh trung quốc từ 1978-1992, quyền lực rất lớn (là Bí thư Quân Ủy
TW, thậm chí còn bắt giam cả TBT là Triệu Tử Dương). Từ 1993 đến nay, Trung
Quốc nhất thể hóa, 3 chức TBT, CTN, Bí thư Quân Ủy TW là một người, quyền lực
còn lớn hơn cả Tổng thống Mỹ và không sợ ai cả. (Thủ tướng có vai trò mờ nhạt
hơn). Việc tập trung quyền lực đó rất tốt nếu lãnh đạo đó chính sách tốt. Hồ
Cẩm Đào, Giang Trạch Dân kế tục quan điểm của Đặng, làm tương đối tốt. Tập Cận
Bình giờ làm đang tốt nên TQ muốn Tập làm suốt đời. Ở Đức, dù là dân chủ nhưng
Merkel làm quá tốt cho nên đảng của bà ấy liên tục thắng cử, và bà ấy được bầu
làm thủ tướng 18 năm liền. (Giờ yếu quá nên bả muốn nghỉ thôi). Dân số Đức chỉ
83 triệu, (ít hơn VN) thế mà GDP/đầu người của nó thứ nhì thế giới. GDP tổng
đứng thứ 4.
5. ĐẶC TÍNH DÂN TỘC: Ngoài giấc mơ
đại hán, dân Trung Quốc có đặc điểm cực kỳ bao che, giúp đỡ nhau. Ai sống ở
nước ngoài một thời gian đều biết. Hộ chiếu là vật bất ly thân, vậy mà họ cho
nhau mượn để đi làm thêm. Nâng đỡ bố trí việc làm cho nhau ở nước ngoài. Thế
nên chuyển giao công nghệ, ăn cắp thông tin, bí mật tình báo của Trung Quốc rất
tốt. Đặc điểm đấy khác hẳn dân Ấn độ. Dân Ấn chia rẽ, không giúp đỡ nhau. Thế
nên mặc dù thống lĩnh Silicon Valley nhiều hơn cả Trung Quốc nhưng chuyển giao
công nghệ kém. Chưa kể chính sách kinh tế không đủ tốt. Mâu thuẫn tôn giáo,
đẳng cấp nặng nề.
Thế nhé, dù sao chúng ta cũng sẽ
phải chấp nhận có khả năng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là cường quốc, giàu hơn cả Mỹ
trong vòng 10 năm nữa.
Việt Nam không đông dân. Người Việt
không ăn cắp được công nghệ. (Giờ phương tây cảnh giác rồi, ăn cắp cũng khó.
Hơn nữa, quan liêu như nước mình, khéo ăn cắp công nghệ về cũng bị vứt vào sọt
rác). Không tập trung quyền lực. CTN là chức vụ tượng trưng. TBT và TT là thực
quyền nhất là 2 người khác nhau. Thủ tướng do lãnh đạo các tỉnh bầu lên nên rất
sợ các tỉnh. Quyền lực không tập trung cho nên lãnh đạo tỉnh cứ như “các sứ
quân”. Câu phổ biến ở VN là “Trên nóng dưới lạnh”. Không tập trung quyền lực
thì các phe phái oánh nhau, cản chân nhau. Vụ COVID không động chạm đến lợi ích
kinh tế (và thực ra là ép buộc người dân phải tuân theo chính sách của chính
phủ) cho nên làm được. Chứ động chạm đến lợi ích của lãnh đạo các tỉnh và phe
phái thì hãy đợi đấy.
Dân Việt lại có đặc điểm quý báu là
chia rẽ. Hiện giờ hận thù từ thời VNCH vẫn để lại hậu quả rất nặng nề. Hơn nữa
người Việt có bản chất chia rẽ, khó hợp tác. Vũ Duy Thức, một chuyên gia
AI-Robot ở Silicon, cũng tổng kết, trong lĩnh vực AI, người Việt có 10 người
giỏi thì sẽ lập ra 10 công ty be bé. Điều này rất khác với tây. Bọn tây cứ 2-3
ông tụ tập với nhau để phát triển một công ty to đùng. Chẳng có nước nào trở
nên giàu có mà lại không nhờ hệ thống công ty lớn, đầu tư vào công nghệ cao.
Chủ trương phát triển 1.5 triệu công ty của ông Phúc không đúng đâu. Số lượng
doanh nghiệp không quan trọng lắm. Quan trọng nhất vẫn là phát triển các tập
đoàn lớn về công nghệ cao. 10 tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc đóng góp tới 80%
GDP.
Hiện giờ tôi chẳng thấy có gương mặt
lãnh đạo nào ở VN có tầm. Mục tiêu trở thành nước công nghiệp năm 2020 không
đạt được, giờ lại lùi đến 2045. Mấy chục năm liền mà không phát triển được
ngành công nghiệp nào ra hồn, cũng không có hệ thống doanh nghiệp công nghệ. Bỏ
lỡ bao nhiêu cơ hôi phát triển IT.
Nói tóm lại, VN không thể theo mô
hình Trung Quốc mà phải theo các con rồng châu Á. VN phải mở rộng các quyền dân
sự, bởi vì đó là phúc lợi chính đáng của người dân bên cạnh sự thịnh vượng.
Phải tiến hành song song cả đổi mới chính trị và phát triển kinh tế. Những thứ
như Marx-lenin cần phải loại bỏ vì đã tàn phá quốc gia, tàn phá tâm hồn người
Việt đã quá lâu. Thực hiện được điều ấy cũng sẽ tạo cơ chế thoáng để trọng dụng
nhân tài.
Tăng cường các quyền dân sự (nghĩa
là dân chủ hóa) cũng là cách tốt nhất để hóa giải thù hận bởi vì cộng đồng ấy
ghét cộng sản (Marx-Lenin là lý thuyết cộng sản) và ghét sự độc tài ở VN. (Dĩ
nhiên phải bỏ các chính sách kỳ thị những người có dính dáng đến VNCH). Hóa
giải thù hận thì sẽ thu hút được nhiều người cả trong và ngoài nước ủng hộ
chính phủ hơn. Dĩ nhiên, tăng cường dân chủ hóa không có nghĩa là phải được bầu
cử dân chủ, đa nguyên đa đảng ngay lập tức. Đảng phải xây lộ trình đổi mới
chính trị. Cứ nhìn mô hình các con rồng châu Á thời kỳ Lý Quang Diệu, Park Chung Hee, Tưởng
Giới Thạch-Tưởng Kinh Quốc mà phần đấu như họ. Họ cũng độc tài, một đảng lãnh
đạo nhưng các quyền dân sự tốt hơn VN nhiều. Đặc biệt là không bị chủ nghĩa Marx-Lenin
tàn phá.
https://globalpeoservices.com/top-15-countries-by-gdp-in-2020/