Không biết nhân vật nào chỉ đạo chiến dịch tấn công đại học Fulbright. Người này hình như không hiểu gì về chính trị đối lập nhưng bóng gió liên hệ trường này với cách mạng màu. Đại học Fulbright là trường do Bộ Giáo dục VN quản lý [1]. Trường phải tuân thủ Nghị định 86/2018/NĐ-CP, trong đó Điều 37 viết rằng: “Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.”
Nghĩa là về cơ bản, trường sẽ không dám làm gì vi phạm Điều 37 của nghị định đó. Trường đại học là nơi đào tạo kiến thức chuyên môn, hơn nữa đặt trên lãnh thổ VN thì ai dám làm gì? Những chuyện như clip năm ngoái nói về lính Mỹ chỉ là sơ xuất rất nhỏ, hiếm khi xảy ra.
Trong sứ mệnh của trường có trích dẫn lời của TNS Fulbright: “Chúng ta phải dám nghĩ những điều thường bị coi là không tưởng. Chúng ta phải dám học cách khám phá mọi khả năng và giới hạn mà chúng ta đang đối mặt trong một thế giới đầy phức tạp và biến động không ngừng.” Chính vì thế, khẩu hiệu khi tốt nghiệp của trường này là Không sợ hãi.
Thật ra, các trang facebook, trang web của lề trái, facebook đám bất mãn chế độ cả trong và ngoài nước còn nguy hiểm gấp 1 triệu lần đại học Fulbright. Thử hình dung, sinh viên đại học Fulbright và các đại học khác có facebook trên mạng, hàng ngày đọc tin tức lề trái, giao lưu với đám bất mãn đấy thì ảnh hưởng đến mức độ nào. Trong khi đấy, phản biện của lề phải phần lớn là ngô nghê, chỉ để thuyết phục những người tuy sơ sài, không đáp ứng được những thắc mắc của độc giả có tư duy tốt.
Tính theo
định lượng, mỗi ngày các trang lề trái, facebook của đám bất mãn chế độ xả vài
trăm tin tức/bài phân tích độc hại. Mỗi năm hàng triệu tin tức/bài phân tích độc
hại. Trong khi đó những phốt của đại học Fulbright tính đến nay mới chỉ đếm
trên đầu ngón tay. Có lẽ trung bình 1 năm chưa đến 1 vụ. Vậy thì cái nào gây hại
lớn hơn? Vụ không mang cờ VN khi tốt nghiệp chỉ là sơ xuất chứ không phải nhồi
nhét tư tưởng gì cho sinh viên cả.
SUY DIỄN QUÁ ĐÀ VỀ TRƯỜNG FULBRIGHT
Tự dưng lại có một đám người không hiểu gì về chính trị đối lập suy diễn đủ thứ về trường Fulbright. Suy diễn về sứ mệnh của trường: "Sứ mệnh của Đại học Fulbright Việt Nam là ươm dưỡng và truyền cảm hứng cho những thế hệ lãnh đạo mới". Suy diễn về khẩu hiệu "Fearless - Không sợ hãi". Cứ như thể đấy là nơi đào tạo sinh viên bạo loạn.
Hiện giờ các tour tổ chức cho trẻ em đi Mỹ học vài tuần dịp tết đều quảng cáo là khoá học đào tạo kỹ năng "nhà lãnh đạo tương lai". Các trường đại học nói về sứ mệnh của trường thật độc đáo để quảng cáo thu hút sinh viên, tạo danh tiếng cũng là hết sức bình thường.
Nhưng quý vị suy diễn thì cũng nên để thời gian suy ngẫm lâu lâu một chút. Bằng cơ chế nào để nhồi nhét tư tưởng bạo loạn vào đầu sinh viên, khi mà trường đặt trên lãnh thổ VN? Khi mà trường phải cam kết tuân thủ Điều 37, Nghị định 86/2018/NĐ-CP? Nếu không chỉ ra được cơ chế nào thì không nên tin vào những chuyện hoang đường như vậy.
Không có trường đại học nào trên thế giới là nơi đào tạo bạo
loạn. Nhưng tại sao lại có những sinh viên tổ chức bạo loạn? Vì họ đọc thông
tin ở bên ngoài trường: trên Internet, mạng xã hội, từ các cá nhân bất mãn chế
độ, từ các hội nhóm nổi loạn bên ngoài trường.
+ Từ thời các lãnh đạo đảng đầu tiên ở VN còn là học sinh/sinh
viên, họ học hỏi chính trị từ những bài báo, bản viết tay chuyền cho nhau, từ
gặp gỡ các sĩ phu bất mãn ở bên ngoài trường.
+ Thời chống Mỹ, sinh viên học hỏi về biểu tình, bạo loạn ở đâu?
Từ các tờ báo, các hội sinh viên ở bên ngoài, từ những người của mặt trận giải
phóng.
+ Sinh viên các đại học Trung Quốc tạo ra vụ Thiên An Môn đã học
hỏi các thông tin về biểu tình, bạo loạn ở đâu. Đương nhiên không phải trên
giảng đường. Không trường nào ở Trung Quốc dạy họ biểu tình cả. Họ học hỏi
những thứ đó là do dưới thời Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương báo chí được tự do
chỉ trích chính quyền, giáo sư đại học được tự do viết bài kích động. Sinh viên
được thoải mái thành lập nhóm chống đối, thoải mái bàn bạc kế hoạch biểu tình.
+ Từ 1975 đến nay, ở VN có hàng nghìn người trở thành bất đồng
chính kiến. Trong nhóm 72 người ký văn bản đòi đa nguyên đa đảng, có 13 người
học ở Liên Xô. Còn lại học ở VN, Trung Quốc, Đông Âu. Chả ai liên quan gì đến
Fulbright. Số người bất mãn chế độ nhưng ít khi thể hiện ở VN hiện nay là hàng
triệu người, nhưng có mấy ai ở trường Fulbright. Họ học hỏi những tư tưởng bất
mãn đấy ở đâu: từ báo chí lề trái, từ facebook của các nhân vật bất mãn, thù
hận.
+ Tổng kết nguyên nhân vì sao Liên Xô sụp đổ: Không có nguyên
nhân nào xuất phát từ việc giảng dạy trong trường đại học.
Không phải phi lý những nơi đào tạo đối lập trên thế giới đều phải thành lập các khoá học riêng, do những giảng viên là giới hoạt động chính trị, hoạt động nhân quyền.
Để một người trở thành bất đồng chính kiến hay có tư tưởng bạo
loạn thì người đó phải đọc vài chục đến hàng trăm bài viết có nội dung bôi xấu
chế độ, và phải có cơ hội trao đổi với những người đồng quan điểm.
Đa số giảng viên đại học Fulbright hiện nay vẫn là những người Việt. Hầu hết các giảng viên trường này là tiến sĩ tốt nghiệp trường danh tiếng ra. Quý vị nghĩ rằng các giảng viên người Việt đó không yêu nước bằng các quý vị? Nếu chẳng may có bài giảng nào đó có vấn đề gì đó các giảng viên, sinh viên không ngầm báo cho công an?
Cứ nghĩ rằng chỉ mỗi mình mình yêu nước thì nguy hiểm lắm.
Tôi đã giải thích chương trình YSEALI độc lập với trường Fulbright. Học viên khác nhau, giảng viên khác nhau. Chỉ cùng địa điểm, bởi YSEALI do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ.
Từ 2017, đã có 2 người tham gia khoá học ngắn hạn của YSEALI đi tù vì chống chế độ (THP và PKK). Ít nhất một người nữa cũng trở thành bất đồng chính kiến (có đi tù hay không thì không rõ). Thế nhưng năm 2020, chính phủ VN vẫn đồng ý cho phép Bộ Ngoại Giao Mỹ đầu tư 5 triệu $ để thành lập viện YSEALI đặt trong khuôn viên đại học Fulbright. Đương nhiên chính phủ không thấy viện đó nguy hại như các vị tưởng tượng cho nên họ mới cho phép đặt như vậy. Thực chất viện đó chỉ đào tạo các kỹ năng lãnh đạo, không có gì độc hại, cũng chẳng kích động gì. Hơn nữa, có thể chính quyền tính toán rằng đồng ý cho thành lập viện để quản lý dễ hơn. Những cựu sinh viên YSEALI đó trở thành bất mãn, chống chế độ là do đọc tin lề trái, tiếp xúc đám người bất mãn, thù hận chế độ ở bên ngoài trường, chứ không phải vì họ học chương trình đó.
Quý vị nào còn bức xúc thì nên chất vấn chính quyền về YSEALI. Nếu gọi là "nguy hiểm", với "kết quả" như vậy YSEALI nguy hiểm hơn FULBRIGHT nhiều. Còn nếu không hiểu tại sao chính quyền làm như vậy thì đừng lo lắng về trường Fulbright cho mệt.
Việc phản đối Bob Kerrey là hiệu trưởng, phản đối chiếu phim "Chiến tranh VN", phản đối phát ngôn của bà Thuỷ về lính Mỹ, phản đối sinh viên tốt nghiệp diễu hành chỉ mang cờ Fulbright, không mang cờ tổ quốc đều là cần thiết. Nhưng không nên suy diễn quá xa. Bởi vì để biến một người trở thành bất đồng chính kiến hay có tư tưởng tụ tập biểu tình, nổi loạn cần rất nhiều thứ: được đọc rất nhiều bài báo có tư tưởng chống đối, có nhóm đồng chí hướng với nhau cùng trao đổi. Nguy cơ của sinh viên Fulbright nổi loạn chẳng hơn gì sinh viên các trường đại học khác ở VN.
PS: Điều 37, Nghị định 86/2018/NĐ-CP viết rằng: “Chương trình
giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện
mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh
quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không
ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải bảo đảm
điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.”
CHƯƠNG TRÌNH YSEALI
YSEALI là khoá đào tạo ngắn hạn về kỹ năng lãnh đạo. Chương trình này đặt cơ sở trong khuôn viên đại học Fulbright bởi vì do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ. Tuy nhiên chương trình này hoàn toàn độc lập với đại học Fulbright bởi vì có chế độ tuyển sinh riêng, đội ngũ giảng viên riêng. Những người học YSEALI không phải là học viên Fulbright. Nhiều cán bộ, nhân viên viên các cơ quan nhà nước và các đoàn thể xã hội cũng theo học chương trình này. Về cơ bản, nội dung chương trình này cũng không có vấn đề gì. Thế nhưng đã từng có 3 học viên theo học chương trình này trở thành bất đồng chính kiến, phải đi tù. Lý do chủ yếu là vì nhóm chuyên tổ chức bạo loạn ở Hồng Kông (Hoàng Chi Phong, Chu Đình,…) cũng từng là học viên của chương trình này ở Hồng Kông. Có thể 3 học viên VN sau khi tốt nghiệp khoá học này đọc tin lề trái nhiều và bị kích động bởi nhóm bạo loạn Hồng Kông cho nên mới như vậy. Tuy nhiên, hiện nay chính phủ Trung Quốc thay đổi luật pháp, không cho phép các công dân được tự do thành lập đảng đối lập, tổ chức đối lập nữa. Chính vì vậy nhóm nổi loạn ở Hồng Kông đã phải giải tán, nhiều người ra nước ngoài tị nạn. Hơn nữa ở VN có mấy người đi tù thì những người khác sẽ phải suy nghĩ.
Hiện nay, ở VN, sở dĩ các cơ quan truyền thông chính thống vẫn chưa có ý kiến gì về YSEALI có lẽ là vì bản thân chương trình của khoá học này không có vấn đề gì. Những người dạy cũng không kích động học viên điều gì. Các kỹ năng lãnh đạo trong khoá học cũng rất hữu ích để nâng cấp năng lực lãnh đạo của những người trẻ trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội ở VN. VN cũng cần học hỏi các kỹ năng lãnh đạo tiên tiến của thế giới. Nếu có vấn đề gì thì báo chí đồng loạt lên án chương trình này. Nếu nghiêm trọng thì chính quyền sẽ yêu cầu đóng cửa khoá học.
Nói vắn tắt, học tập chuyên môn luôn là điều tốt. Những trang lề
trái, những nhân vật bất mãn chế độ trên facebook còn nguy hiếm gấp 1 triệu lần
đại học Fubright. Cần phân biệt đại học Fulbright với chương trình YSEALI.
Những người chủ trương tấn công đại học Fulbright có lẽ không hiểu gì về chính
trị đối lập. Họ nên tập trung nguồn lực để phản hồi những luận điệu trên mạng
thay vì chĩa mũi nhọn vào đại học Fulbright. Mỗi lo ngại lớn nhất hiện nay của
VN là nhóm dân tộc thiểu số Khmer Krom và các dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên
và ở miền núi phía bắc. Vừa rồi, ở Campuchia đã xảy ra bạo loạn lớn. Họ cũng cố
gắng kích động cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia và Việt Nam. Những kẻ nổi loạn
tuyên truyền chống VN và đòi lại đất đai của đế chế Campuchia ngày xưa để kích
động công chúng.
CÔ LIÊN HẰNG VÀ ĐẠI HỌC FULBRIGHT
Vừa rồi, tôi có xem một clip trên mạng nói về việc GS Nguyễn Thị Liên Hằng, một giáo sư sử học của đại học Columbia, đã từng có một số nghiên cứu với nhiều quan điểm lật sử về chiến tranh VN 1955-1975. Hiện tại cô Liên Hằng là thành viên của Hội đồng Tín thác của đại học Fulbright. Clip đó nói rằng chúng ta đã "rước giặc vào nhà", rằng cô Liên Hằng sẽ đào tạo ra hàng trăm sinh viên đại học Fulbright theo quan điểm lật sử.
Cô Liên Hằng là một giáo sư giỏi, người đã được đại học Harvard cân nhắc thay thế GS Hồ Tài Huệ Tâm giữ ghế giáo sư sử học VN duy nhất ở đại học Harvard sau khi bà Tâm nghỉ hưu. Điều quan trọng chúng ta cần nhớ là cô Liên Hằng là một người Mỹ, mang quốc tịch Mỹ. Giống như hầu hết những người Mỹ khác, cô phục vụ lợi ích của nước Mỹ chứ không phải lợi ích của VN. Quan điểm của đại đa số học giả Mỹ về chiến tranh Nam-Bắc hoàn toàn ngược với VN: những người Mỹ tham chiến được coi là anh hùng, còn VN thì coi họ là giặc. Ngược lại, các học giả Mỹ thường gọi bộ đội ta là giặc, là quân thù.
Bất kể gia đình cô
Liên Hằng có dính dáng gì đến quân cán chính VNCH hay không, chỉ riêng việc cô
ấy là người Mỹ, đã cho thấy khả năng cao cô ấy sẽ có quan điểm giống đa số
những người Mỹ yêu nước khác. Chúng ta không nên kỳ vọng rằng những người Mỹ
khác làm việc ở đại học Fulbright không có quan điểm tương tự. Có thể một lúc
nào đó, độc giả sẽ phát hiện ra các giảng viên Mỹ khác của trường Fulbright có
những phát ngôn/bài viết chướng tai như vậy về chiến tranh VN. Họ là người Mỹ.
Đối với nước Mỹ, quan điểm như vậy là hết sức bình thường.
Điều quan trọng là cô Liên Hằng chỉ là thành viên Hội đồng Tín thác (một dạng giống như Hội đồng Quản trị). Cô ấy không trực tiếp tham gia giảng dạy. Nếu cô Hằng hoặc một giảng viên người Mỹ khác giảng dạy một học phần nào đó hoặc tổ chức một hội thảo ở đại học Fulbright có nội dung chống lại quan điểm chính thống của nhà nước VN thì mới cần phải xem lại. Có thể yêu cầu cắt bỏ nội dung đó, từ chối cho họ tổ chức hội thảo, hoặc yêu cầu học phần đó do người Việt giảng dạy. Theo như tôi biết, đại học Fulbright hiện nay vẫn dạy triết học Marx-Lenin cho bậc cao học, (không biết có dạy bậc đại học không). GS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó ban tuyên giáo, là giảng viên chính. Nhiều học phần khác về luật, chính trị, kinh tế, xã hội cũng do người Việt giảng dạy.
Bộ giáo dục cũng có thể tiến hành khảo sát ngẫu nhiên mỗi năm 1 lần các sinh viên đại học, cao học của đại học Fulbright xem các học viên đó có được dạy những gì trái với chủ trương, chính sách của nhà nước hay không. Nếu có thì cần chấn chỉnh ngay. Tôi nghĩ là đến giờ vẫn không có những nội dung như vậy đâu, bởi nếu có thì chắc chắn sẽ có những sinh viên phản ánh với công an.
Cách đây mấy năm, đại học Fulbright đã phải huỷ bỏ sự kiện đại sứ Ted Osius giới thiệu cuốn hồi ký của ông ta có một số nội dung "không phù hợp" với quan điểm của nhà nước VN. Ngay sau khi cuốn sách được phát hành, đã có một số người lên án một số đoạn. Thế nên khi trường Fulbright thông báo tổ chức buổi giới thiệu sách, chính quyền liền có ý kiến, buộc họ phải hủy buổi đó.
Nếu chỉ vì cô Liên Hằng đã từng có những nghiên cứu có quan điểm lật sử mà không cho phép cô ấy tham gia quản lý đại học Fulbright thì tôi e rằng sẽ phải cấm cửa hầu hết những người Mỹ khác làm việc cho đại học này. Không tin thì cứ thử hỏi quan điểm của họ về cuộc chiến Bắc-Nam.
[1]https://lawnet.vn/giao-duc/truong-dai-hoc-fulbright-viet-nam-chiu-su-quan-ly-nhu-the-nao-khi-hoat-dong-tai-viet-nam-5652.html
No comments:
Post a Comment