Friday, September 27, 2024

"Hoà giải" - Hai chữ vô duyên

Mấy hôm rồi đọc nhiều bài của các cựu chiến binh, tự dưng tôi chợt hiểu vì sao có quá nhiều người đòi giữ nguyên tên gọi “nguỵ quân, nguỵ quyền”. Đối với họ, làm sao có thể hoà giải với những kẻ đã sát hại bao nhiêu đồng đội của mình. Làm sao có thể không căm ghét những kẻ đã câu kết với ngoại bang chia đôi đất nước, dẫn đến hàng triệu người phải hi sinh, tử nạn, thương tật để đấu tranh đến ngày thống nhất. Thật ra lời phát biểu của ông Võ Văn Kiệt “30/4, triệu người vui, triệu người buồn” cũng không chính xác. Triệu người vui là bởi chiến tranh kết thúc, bởi sẽ không còn thêm những hi sinh nữa. Nhưng đó không phải là niềm vui trọn vẹn bởi vì đau thương, mất mát quá lớn. 

Tôi tin rằng chỉ có một bộ phận nhỏ những người đã trực tiếp tham gia hoặc có thân nhân tổn thất vì cuộc chiến có thể tha thứ, bỏ qua. Nhưng đa số không thể bỏ qua, bởi đó là bản chất của con người.

Nhưng rất tiếc rằng có rất nhiều người không đọc những bài đó, có thể là vì họ quá bận rộn. Hoặc là có đọc nhưng vì EQ thấp cho nên họ không hiểu được điều này. Trong khi đó, bên thua cuộc có rất nhiều thủ đoạn để kích động sự thương cảm của công chúng. Kể cả những vụ “thuyền nhân”, người dân tự ý vượt biên dẫn đến vô vàn nguy hiểm, tổn thất. Công an đã cố gắng ngăn chặn các vụ vượt biên vậy mà họ vẫn cố đổ lỗi cho chính quyền.

Thế nên tôi đề nghị thế này:

+ Đối với lãnh đạo các cấp có những phát biểu hời hợt về hoà giải: các quý vị nên viết bài nêu đích danh những người đó. Nhắc họ xem các bài viết về những trận chiến đấu ác liệt, những tổn thất hi sinh của bộ đội và dân thường. Nói với họ rằng, sự uất hận của bên thắng cuộc còn lớn hơn cả bên thua cuộc, bởi tổn thất lớn hơn. Họ cần phải hiểu rằng có vô số người bên thắng cuộc sẽ không tha thứ, bỏ qua cho đế quốc mỹ và đám tay sai, đó là hết sức bình thường, cần phải chấp nhận.

+ Đối với truyền thông đại chúng: trước nay đã có rất nhiều bài khuyên bảo công dân, nhất là thế hệ trẻ phải ghi nhờ công lao, xương máu của thế hệ cha ông để có ngày hoà bình hôm nay. Thế hệ trẻ cần phải biết ơn những người đã ngã xuống. Viết như vậy là cần thiết nhưng chưa đủ. Tôi biết chắc chắn rất nhiều người mắc bẫy thương vay, khóc mướn do phía bên kia giăng ra. Thế nên cần phải nói thẳng cho họ hiểu rằng bên thắng cuộc cũng đau thương, uất hận, thậm chí còn lớn hơn bên thua cuộc. Họ cần hiểu rằng có vô số người căm ghét, uất ức, đòi duy trì tên gọi “nguỵ quân, nguỵ quyền” là hết sức bình thường. Đừng động vào nỗi đau của họ.

Đề nghị này rất quan trọng. Là người đã từng dính dáng đến lề trái, tôi biết rằng hầu hết nhóm người này bức xúc bởi chỉ nhìn thấy những uất hận của bên thua cuộc. Ngoài ra còn có vô số người khác, tuy không tham gia lề trái, nhưng cũng tư duy tương tự.

Tôi còn thấy khiếp với mấy ông bà lề trái suốt ngày lải nhải về hoà giải, hoà hợp dân tộc. Họ đổ riệt cho “quan điểm hẹp hòi” của bên thắng cuộc cho nên không hoà giải được. Họ hăng say chửi thuê cho bên thua cuộc, và thường xuyên tụ tập với tây mũi lõ để làm công cụ chống phá quốc gia cho chúng nó. Nhiều người trong số này nhởn nhơ đi học, trong khi bao nhiêu người phải đổ máu trên chiến trường.

Các ông bà lề trái chẳng có tư cách gì để nói về hoà hợp, hoà giải. Sẽ chỉ có một số người Việt có thể dễ dàng quên hận thù. Nhưng đối với vô số người khác, vết thương chiến tranh sẽ không bao giờ ngừng rỉ máu. Hãy chấp nhận rằng sẽ không thể có hoà giải, tha thứ tuyệt đối. Đừng động vào nỗi đau của họ. Đừng kêu gọi hoà giải một cách vô duyên. Vậy thôi.

Tôi rất tâm đắc ý kiến của nhà báo Phạm Trung Tuyến: "Có người nuôi mãi hận thù, có người luôn dễ dàng hoà giải, đó là vì ký ức của họ khác nhau, là những kỷ niệm độc lập mà ta nên tôn trọng. Bọn đáng tởm nhất không phải những người nuôi hận thù, mà là bọn luôn mồm lấy lý do hoà giải để kích động bỉ bôi ký ức của người khác."

 

BÊN THẮNG CUỘC CŨNG UẤT HẬN!!!

Lâu nay nhiều người tưởng rằng chỉ bên thua cuộc uất hận cần phải thông cảm. Nhưng kỳ thực bên thắng cuộc cũng có nhiều đau thương, mất mát. Nhiều người mang uất hận thậm chí còn hơn cả bên thua cuộc. Quân đội Mỹ đã trút xuống VN 15 triệu tấn bom đạn, nhiều hơn cả số bom đạn trong Thế chiến II. Đặc biệt là ở Miền Trung, dãy trường Sơn, và Miền Nam. Không khó để thấy, với số lượng bom đạn như vậy, số người thuộc phe Miền Bắc và Mặt trận tử nạn hoặc mang thương tật vượt trội phía bên kia.

Tổng cộng 4 cuộc chiến tranh, đã có 1.2 triệu liệt sĩ, vài triệu thương binh. Xã nào cũng có nghĩa trang liệt sĩ. Đấy là chưa kể nhiều triệu dân thường thiệt mạng hoặc mang thương tật suốt đời, nhiễm chất độc màu da cam, hay suy giảm sức khoẻ nghiêm trọng vì chiến tranh.

Phe miền bắc chiến thắng. Nhưng điều đó không thể bù đắp được cho hàng triệu gia đình có người thân đã hi sinh, tử nạn, bị thương tật, nhiễm chất độc màu da cam, tổn hại sức khoẻ, hạnh phúc, chấn thương tâm lý vì chiến tranh. Thật ra đa số bộ đội, thanh niên xung phong sau khi trở về quê hương cũng nghèo, thậm chí rất nghèo. Mới đây, một số cựu chiến binh nói rằng các cựu chiến binh xuất thân thuần nông về già cũng không có lương hưu giống như tất cả các nông dân khác. Mặc dù cũng được chính quyền quan tâm hỗ trợ nhưng đời sống rất khó khăn.

Trong khi đấy, khá đông giới trẻ rất dốt về chính trị, sớm quên công lao, xương máu của cha ông, trở thành me tây, me Mỹ. Một đám cả già lẫn trẻ, vừa dốt, vừa vô liêm sỷ, phỉ báng chiến thắng của dân tộc, đạp lên bàn thờ cha ông để làm hài lòng đám tây mũi lõ và đám chống cộng, để được nổi tiếng, để kiếm tiền, kiếm danh, kiếm cơ hội tị nạn chính trị, kiếm giải nhân quyền. Những điều đó khiến cho vô số người của bên thắng cuộc càng thêm tức giận.

Nếu ai đó nghĩ rằng cần thông cảm với những uất hận của bên thua cuộc, thì cũng nên nhớ rằng bên thắng cuộc cần cũng vậy. Không hiểu được điều đó nên nhiều kẻ đã có những đề nghị “an ủi bên thua cuộc” rất vô duyên, ngớ ngẩn.

Rút kinh nghiệm vụ ông T, các lãnh đạo cơ quan nhà nước không nên dính dáng gì đến đám người bất đồng chính kiến, hăng say chống chế độ nữa. Thật ra những người này chỉ đáng được coi là những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc thời hiện đại: dốt đặc về quản trị nhà nước nhưng suốt ngày câu kết với tây lông, mũi lõ, chống cộng hải ngoại, và cả đám thù hận trong nước để phá phách. Họ hoàn toàn không có khả năng đem lại điều gì tốt đẹp cho quốc gia. Hoặc nếu vẫn muốn giữ liên hệ với họ để thăm dò ngăn họ phá phách thì chỉ nên để những lãnh đạo đã nghỉ hưu làm việc đó. Cùng lắm là một vài đại biểu quốc hội làm việc đó, bởi lắng nghe ý kiến của các nhóm công dân là chức năng của dân biểu.

Bộ Lao động Thương binh xã hội nên có chính sách lương riêng đối với các cựu chiến binh, thanh niên xung phong có xuất thân thuần nông, những người đã đóng góp công lao trong các cuộc kháng chiến.

Từ nhiều thập kỷ nay, nhiều lãnh đạo các cấp chỉ quan tâm đối phó với những uất hận của bên thua cuộc mà quên mất bên thắng cuộc cho nên đã khiến cho tình hình phức tạp thêm. Dù sao đi nữa, quý vị cũng phải dành sự trân trọng hơn với những người luôn kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia.

No comments:

Post a Comment