Trong lá thư này, tôi bàn về hiện tượng đội lốt bảo vệ liêm chính và chất lượng học thuật để đấu tố các cá nhân và tổ chức và các dạng đội lốt khác. Tôi cũng đề xuất với chính phủ 14 biện pháp để loại trừ hiện tượng đó.
Tuesday, January 23, 2024
TỰ NGHIÊN CỨU ĐỂ ĐẢ KÍCH TRIẾT HỌC MARX-LENIN ???
Từ nhiều thập kỷ nay, một số người bất đồng chính kiến trong nước đã nghiên cứu, đả kích chủ nghĩa Marx-Lenin. 100% những người này chưa từng được đào tạo ở phương tây, và không hiểu giới khoa học phương tây nghĩ gì về Marx. Thậm chí nhiều người không hề có kiến thức nền tảng về Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV). (Tôi không tính Việt kiều hải ngoại vì những lý do sẽ nêu dưới đây).
Thật ra đến bây giờ vẫn rất hiếm người Việt có bằng tiến sỹ triết học ở phương tây, đặc biệt càng hiếm người trở thành giáo sư ngành này, bởi vì triết học đúng nghĩa rất nặng nề, đòi hỏi năng lực am hiểu ngôn ngữ rất cao. Ông Bùi Văn Nam Sơn từng nói, không có gì khổ bằng học triết bằng ngoại ngữ. Đến bây giờ, nếu tôi không nhầm mới chỉ có một người duy nhất là GS Trần Văn Đoàn từng là giáo sư triết học của một trường đại học uy tín của thế giới. (Những người khác là giáo sư thần học, văn chương, hoặc không làm việc ở các trường đại học uy tín).
Tuy nhiên, Marx từng nói “Triết học
chủ yếu nhằm giải thích thế giới chứ không nhằm cải tạo thế giới”. Cải tạo xã
hội là công việc của các ngành khoa học khác. Marx không phải là người duy nhất
nói như vậy. Nhiều triết gia khác cũng nhận định như vậy, chẳng hạn như John Harris.
Triết học là nền tảng của KHXH&NV, giống như toán học đối với KHTN&KT. Nhưng để cải tạo thế giới thì phải nghiên cứu triết học ứng dụng hoặc nghiên cứu triết học dưới góc độ các ngành KHXH&NV khác (v.d. kinh tế, xã hội học, khoa học chính trị, luật học). Điều này giống như Toán học lý thuyết tự nó không có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Muốn áp dụng thực tiễn thì cần phải nghiên cứu Toán ứng dụng hoặc các ngành khoa học ứng dụng toán như Tin học, Cơ học, Điện tử. Thông thường một giáo sư triết học nghiên cứu những vấn đề ứng dụng sẽ tham gia vào nhiều khoa KHXH&NV khác để có cơ hội trao đổi với các ngành khác. Ví dụ Martha Nussbaum, một triết gia chính trị, là giáo sư cộng tác của 7 khoa khác nhau của đại học Chicago.
Để tìm đường lối phát triển của quốc gia thì phải am hiểu về Quản trị Nhà nước (QTNN). Đây là một lĩnh vực đa ngành, trong đó trọng tâm là Luật, Kinh tế, Chính sách, và Khoa học chính trị (có thể tính cả chính trị đối nội, xã hội học chính trị, an ninh chính trị nội địa…). Triết học tự nó không có tính ứng dụng mà chỉ những phần kiến thức của nó ấn dưới các ngành kia là có tính ứng dụng để QTNN. Đấy là lý do, Marx thiên về nghiên cứu triết học ứng dụng trong Xã hội học.
Một điều đặc biệt quan trọng là KHXH&NV có biên giới. Một người muốn cố vấn về luật lệ, cơ chế, chính sách của một quốc gia thì phải sống lâu dài ở quốc gia đó gần đây và có cơ hội trao đổi thường xuyên với các chuyên gia bản địa về các thứ đó. Các chuyên gia tây và Việt kiều thường không có những trải nghiệm và cơ hội đó.
Những chủ trương đường lối lớn về chính trị (v.d., đa nguyên đa đảng, độc lập tư pháp, xã hội dân sự, tam quyền phân lập, tự do báo chí, tự do ngôn luận) phải do chuyên gia trong nước quyết định. Chỉ có các vấn đề cụ thể, ví dụ sửa đổi Bộ luật Dân sự, thì cần mới mời thêm các chuyên gia nước ngoài cùng nghiên cứu. Những người được mời đều phải lịch lãm, khiêm tốn, hiểu rõ nhược điểm của họ, với tư cách người nước ngoài. Họ cũng chỉ có thể đóng góp ý kiến thuộc chuyên môn rất hẹp của họ chứ cũng không đủ trình độ để đóng góp cho những chuyên ngành khác, càng không đủ trình độ để cố vấn về những chủ trương đường lối lớn về chính trị.
Các học giả, chuyên gia hải ngoại
thường xuyên chê bai, chửi bới chế độ VN chỉ đáng coi là những nhà hoạt động
chính trị chứ không phải là các nhà khoa học. Sự thù hận và ác cảm sẵn có khiến
họ mang thiên kiến nặng nề, dẫn đến quan điểm méo mó, không khách quan, không
có khả năng thừa nhận chính nghĩa và thành quả của chế độ. 100% những người đó
sẽ không bao giờ có cơ hội được mời làm cố vấn ở VN, bởi chính quyền chỉ mời
các nhà khoa học đúng nghĩa.
Ngoài ra, từ 1976 đến nay, đã có 167
quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm tất cả các nước hay chọc ngoáy nền chính trị
VN đã ký “Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”. Công ước đó nói
rằng tất cả các dân tộc được quyền tự quyết về thể chế chính trị của mình. Thế
nên, các chính trị gia và những người không có quốc tịch VN không được phép can
thiệp vào các vấn đề chính trị của VN (trừ các vấn đề về nhân quyền).
NGHIÊN CỨU VỀ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở VN
Triết học VN xưa nay có tính ứng dụng rất kém và sự kết nổi với các ngành khoa học xã hội khác cũng kém. Các nhà nghiên cứu triết học hiếm khi có chân ở các khoa KHXH&NV khác. Tuy nhiên các chủ trương, đường lối chính trị lớn của VN xưa nay đều học hỏi từ các quốc gia khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc. Nghĩa là các nhà nghiên cứu VN bê các học thuyết triết lý từ hai nước đó về, sửa sang đôi chút rồi áp dụng vào VN. Đổi mới kinh tế ở VN ban đầu học hỏi hai nước này, về sau thì học hỏi cả nhiều nước khác nữa và đã đạt được nhiều thành tích khả quan. Từ 1986 đến nay VN cũng có những đổi mới chính trị nhưng khá thận trọng. Ở tất cả các lĩnh vực khác, chính quyền đều lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nước ngoài, nhưng áp dụng có chọn lọc.
Đường lối Kinh tế thị trường Xã hội Chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của VN đều dựa trên các dự án có tên tương tự của Trung Quốc. Theo các bảng xếp hạng quốc tế, các ngành KHXH&NV của Nga và Trung Quốc không hề kém. Đấy là chưa kể, thực tiễn quan trọng hơn lý thuyết. Những kinh nghiệm chưa hề có trong sách vở lý thuyết nhưng đã thành công ở nước khác thì đều có thể áp dụng ở VN.
Hiện nay tất cả các nước đều phải
nghiên cứu để cải cách chính trị. Người ta thường nói về sự sụp đổ của Liên Xô.
Nhưng thực tế, sự sụp đổ của các nước tư bản trong thế kỷ 20 cũng khủng khiếp
không kém. Nước Anh từ chỗ “Mặt trời không bao giờ lặn” đến nay chỉ còn lại một
hòn đảo bé xíu, mất hết các thuộc địa. Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha…cũng vậy. Các nước tư bản không chỉ mất mát vật chất (lãnh thổ và tài
nguyên từ các vùng thuộc địa) mà cũng phải liên tục sửa đổi đường lối chính
trị. Nửa đầu thế kỷ 20, họ theo quan điểm thực dân đế quốc, bóc lột công nhân
tàn tệ, bóc lột và ăn cướp tài nguyên từ các thuộc địa, đàn áp bức hại người
dân thuộc địa, và người da mầu ở trong nước, phân biệt đối xử với phụ nữ. Nhưng
đến cuối thể kỷ thứ 20 họ đã phải từ bỏ những quan điểm đó. Đến bây giờ tất cả
các nước tư bản cũng phải tiếp tục đổi mới chính trị, học hỏi các lý thuyết của
CNCS và CNXH bởi bất bình đẳng về thu nhập, an sinh xã hội, cơ hội học tập và
phát triển tài năng giữa người nghèo với người giầu vẫn rất nghiêm trọng, chưa
kể các vấn đề khác.
VỀ CÁC CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ LỚN
Hầu như tất cả những trí thức thành đạt bất mãn chính trị ở VN đều do bất mãn về các chủ trương đường lối lớn (đa nguyên đa đảng, độc lập tư pháp, xã hội dân sự, tam quyền phân lập, tự do báo chí, tự do ngôn luận). Có hai con đường để trở thành chuyên gia, để có thể hiểu sâu về các chủ trương, đường lối lớn: (i) Học cao học, tiến sỹ về các lĩnh vực trọng tâm của Quản trị nhà nước (QTNN - Khoa học chính trị, luật, kinh tế, chính sách), có kinh nghiệm nghiên cứu về các lĩnh vực đó, và đồng thời có nhiều cơ hội trao đổi với các chuyên gia. (ii) Có kinh nghiệm thực tiễn, ví dụ là quan chức, lãnh đạo, trung cao cấp về các lĩnh vực liên quan đến các chủ trương đường lối lớn.
Tuy nhiên chuyên gia cũng có nhiều
cấp độ. Dưới đây là thang phân chia tương đối. Từ cấp 1 - 4 có thể được coi là
chuyên gia. Tuy nhiên cấp càng cao thì mức độ kém hiểu biết càng tăng, theo cấp
số nhân.
++ Cấp 1: Các uỷ viên Bộ Chính trị
(UVBCC). Các chủ trương đường lối lớn đều liên quan đến rất nhiều lĩnh vực xã
hội (v.d., kinh tế, xã hội, chính trị, luật, chính sách, an ninh quốc phòng,
đối ngoại). Chỉ có các UVBCC được thường xuyên trao đổi với các chuyên gia của
nhiều lĩnh vực, và được tiếp cận thông tin tình báo, thông tin trao đổi mật
giữa các nguyên thủ của các quốc gia). Ở VN, các chủ trương đường lối lớn đều
do Bộ Chính trị quyết định.
++ Cấp 2: Các UVTW. Trong số này
những người đã từng có kinh nghiệm lãnh đạo địa phương có nhiều kiến thức hơn.
Không phải phi lý, ở VN nhiều người muốn trở thành UVTW để quyết định các vấn
đề hệ trọng quốc gia phải trải qua thời kỳ làm lãnh đạo địa phương (bí thư, chủ
tịch tỉnh). Các lãnh đạo bộ ngành, tướng lĩnh chỉ am hiểu về lĩnh vực của họ.
Họ cũng chỉ làm việc với các nhân viên bộ ngành có trình độ từ đại học trở lên.
Các nhân viên này nếu chống lệnh thì sẽ bị đuổi việc, hoặc bị luân chuyển công
tác. Trong khi đó, lãnh đạo địa phương phải giải quyết công việc liên quan đến
mấy chục lĩnh vực khác nhau. Dân số các tỉnh đa phần dân trí thấp, ít học, đầy
rẫy tệ nạn, bất mãn chống đối, chưa kể đói nghèo. Thế nhưng không thể đuổi hoặc
luân chuyển đám dân đó đi đâu được. Thế nên lãnh đạo địa phương am hiểu về quản
trị nhà nước hơn và hiểu sự phức tạp khi muốn nới rộng tự do và quyền cho công
dân hơn các UVTW khác. Tỉnh chỉ là quốc gia thu nhỏ về mặt địa lý. (Tuy nhiên,
có thể không áp dụng với những người đã nghỉ hưu 10 năm trở lên, bởi có thể họ
đã lạc hậu với thực tiễn).
++ Cấp 3: Các lãnh đạo địa phương
nhưng không phải là UVTW, đại biểu quốc hội, bộ trưởng/thứ trưởng và các tư
lệnh ngành, các chuyên gia thường xuyên được cố vấn cho TW, BCT về chủ trương
đường lối chính trị lớn. (Tuy nhiên, có thể không áp dụng với những người đã
nghỉ hưu từ 10 năm trở lên, bởi có thể họ đã lạc hậu với thực tiễn).
++ Cấp 4: Các chuyên gia có kinh
nghiệm nghiên cứu hoặc kinh nghiệm thực tiễn khác về QTNN nhưng ít khi được cố
vấn cho TW, BCC. (Tuy nhiên, có thể không áp dụng với những người đã nghỉ hưu
từ 10 năm trở lên, bởi có thể họ đã lạc hậu với thực tiễn).
++ Cấp 5: Nhiều người ở các cấp 1,
2, 3, 4 nhưng đã nghỉ hưu lâu năm, những người có kiến thức về quản trị nhà
nước nhưng rất ít cơ hội trao đổi với các chuyên gia, và những lãnh đạo trung
cao cấp khác của khu vực công. Những người không được đào tạo về QTNN hoặc
không có kinh nghiệm làm lãnh đạo trung cao cấp ở khu vực công nhưng thu lượm
được một số kiến thức về QTNN thông qua trải nghiệm sống.
++ Cấp 6: Những người khác
Từ 2000 đến nay, khi VN ngày càng đạt được nhiều thành tựu phát triển, số trí thức bất mãn ngày càng giảm. Không có UVBCC hay lãnh đạo địa phương nào trở thành phản động. Trong danh sách 72 người đòi bỏ điều 4 hiến pháp cũng không có UVTW nào.
Hiểu biết càng kém thì càng dễ bất
mãn, phá phách càng hăng. Thực tế, tất cả những người thường xuyên chỉ trích
chính quyền và hăng say cổ vũ “giới hoạt động dân chủ” đều thuộc Cấp 5 hoặc Cấp
6. Hầu hết những người này có thể coi là tay chân của Bolsa cài cắm ở VN, bởi
họ tuyên truyền những thứ độc hại, giống hệt giới chống cộng Bolsa: thù hận,
chia rẽ dân tộc, phỉ báng tiền nhân, bôi bẩn chiến thắng của dân tộc do đảng
lãnh đạo, bôi bẩn thực tiễn đất nước. Trừ những người ở hải ngoại, tất cả những
người trong danh sách 72 người đó đều không được đào tạo ở phương tây cho nên
không hiểu gì mấy về khoa học và văn minh phương tây. Nhiều người nghỉ hưu đã
lâu, rất lạc hậu với thời cuộc.
NGHIÊN CỨU CỦA GIỚI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN
Thời ông Hoàng Minh Chính còn sống,
triết học VN cô độc như hoang đảo, lạc lõng với khoa học phương tây. Tính ứng
dụng và kết nối với các ngành KHXH&NV khác rất kém. Ông Chính không hiểu gì
về QTNN và khoa học phương tây. Ông ra nước ngoài cũng chỉ tụ tập với đám chống
cộng và giới chính trị gia phương tây. Không có trường đại học nào mời ông làm
nghiên cứu khoa học. Thế nên những phát biểu của ông ta về dân chủ rất hồ đồ,
thiểu cơ sở khoa học.
Từ đó đến nay đã có nhiều nhà bất đồng chính kiến khác, những tiến sỹ sinh học, tiến sỹ xây dựng, tiến sỹ văn chương v.v…tự nghiên cứu rồi đả kích Marx-Lenin. Họ thiếu trầm trọng kiến thức về QTNN. Cộng thêm bị đám chống cộng và giới chính trị phương tây nhồi sọ, họ không phân biệt được đâu là khoa học đâu là tuyên truyền chính trị. Họ mang sẵn trong đầu định kiến chủ nghĩa Marx-Lenin là xấu, rồi nguỵ biện hoặc tìm bằng chứng lem nhem để biện minh cho các định kiến đó. Những “nghiên cứu” của họ chỉ đáng xếp vào dạng tuyên truyền chính trị chứ không phải là khoa học, không có giá trị gì đối với giới khoa học lẫn chính quyền.
Tất cả các triết lý về xã hội đều có mặt phải, mặt trái. Thế nên tìm những nhược điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin thì rất dễ. Trên thế giới có nhiều nhà khoa học nghiên cứu rồi. Nhưng nếu chỉ nhăm nhăm bới móc những nhược điểm để lên án thì đó là tuyên truyền chính trị chứ không phải nghiên cứu khoa học. Không phải phi lý Marx, được coi là ông tổ của Xã hội học ở phương tây, và có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với KHXH&NV phương tây (xem wiki mục sociology). Bách khoa Thư về Triết học của Stanford (Stanford Encyclopedia of Philosophy) viết về Marx thế này: “It is certainly hard to find many thinkers who can be said to have had comparable influence in the creation of the modern world.”
Hiện nay tất cả các đề án quốc gia
về đổi mới chính trị đều có các chủ nhiệm đề tài hoặc các nhà nghiên cứu chính
là giáo sư, tiến sỹ về QTNN và có kinh nghiệm liên quan đến đổi mới chính trị.
Có người nói rằng KHXH&NV của VN còn rất kém. Nhiều nhà nghiên cứu có những phát biểu rất đáng chê cười. Nhưng điều đó không có nghĩa là khuyến khích những kẻ nghiệp dư, lấy danh nghĩa tự nghiên cứu để chống phá quốc gia, hoặc đả kích những nhà khoa học đúng nghĩa. Nhiều khi công chúng thấy buồn cười là vì họ không có kiến thức. Khoa học VN kém thì càng phải nỗ lực học hỏi kiến thức từ tất cả các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, Nga, và phương tây. Những người không có kiến thức về QTNN nên tìm tham dự các khoá học cao học về lĩnh vực đó nếu có thời gian và tiền. Dĩ nhiên, những người không có điều kiện cũng có thể tự nghiên cứu và chia sẻ những quan điểm của mình. Nhưng phải hết sức thận trọng, bởi khả năng sai lầm rất lớn, và tránh vi phạm pháp luật. Năm ngoái, ông SL, một tiến sỹ cơ học 74 tuổi, đã bị bắt giam vì tự nghiên cứu chính trị, rồi phổ biến những tư tưởng lăng nhăng mang tính bôi bẩn chế độ ra nhiều nơi.
Lâu nay, giới bất đồng chính kiến đã
có nhiều hành vi phản cảm:
+ Thành lập Viện Nghiên cứu Phát
triển IDS, trong đó viện trưởng là một tiến sỹ tin học, chủ tịch hội đồng khoa
học là giáo sư toán học. Thế nhưng viện này tuyên bố nghiên cứu về các vấn đề
kinh tế, xã hội, và có nhiều hoạt động tuyên truyền chính trị. Khi chính phủ
ban hành quy định những viện nghiên cứu tư nhân như vậy phải có lãnh đạo chủ
chốt có trình độ tiến sỹ về lĩnh vực đăng ký hoạt động, viện này buộc phải tự
giải tán, và giới bất đồng chính kiến bù lu, bù loa lên là chính quyền không
tôn trọng trí thức.
+ Ông tiến sỹ tin học nói trên còn ra
nước ngoài kêu gọi đám chính trị gia phương tây trừng phạt VN về vấn đề nhân
quyền. Nếu ông thật sự nghiên cứu về nhân quyền và có sự nhạy cảm về vấn đề
người nước ngoài, ông sẽ cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình.
+ Cách đây vài năm, giới bất đồng chính kiến, trong đó có nhiều học giả, nhân sỹ trí thức nổi tiếng còn tuyên truyền những thứ rất bậy bạ kiểu như tất cả những kẻ không ra khỏi đảng hoặc tận tuỵ phục vụ chế độ đều hèn nhát, cơ hội.
Tôi không phản đối việc những người
không có kiến thức chính trị đấu tranh cho tự do, dân chủ. Tuy nhiên, như đã
nêu trên, cộng đồng bất đồng chính kiến VN chỉ đáng coi là cánh tay nối dài của
Bolsa ở trong nước. Trên thực tế, hoạt động chính trị đối lập phải được lòng
dân, phải theo đuổi những giá trị nhân bản. Không phải phi lý mà thế giới mất
công ca ngợi những người như Martin Luther King hay Đạt Lai Lạt Ma. Tuyên
truyền thù hận, chia rẽ dân tộc chỉ phù hợp để đánh đuổi ngoại bang. Ở VN hiện
nay, không ai có thể đánh đuổi ai ra nước ngoài. Thế nên thông điệp đấu tranh
phải dựa trên triết lý đoàn kết dân tộc, bảo vệ các giá trị của dân tộc, xây
dựng xã hội văn minh, để mọi người cùng chung sống.
Sách giáo khoa và nhóm đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp
Mấy tuần nay dư luận lại sục sôi về chuyện mấy học giả ngành giáo dục và lịch sử từng có tên trong nhóm 72 người đòi bỏ điều 4 hiến pháp lại là những người làm tổng Biên tập và cố vấn chính của đề án xây dựng bộ sách giáo khoa phổ thông, bao gồm các môn lịch sử và văn chương. Trong số 72 người ấy, nhiều người xứng đáng được gọi là “tay sai của ngoại bang chống phá quốc gia”. Tuy nhiên, tôi đoán rằng một số người tham gia nhóm đó theo sự phân công của đảng. Bây giờ không phải là thời kỳ chia hai phe địch ta gay gắt. Đảng cộng sản cũng cần cài người vào giới trí thức thành đạt để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Việc quyết định chủ trương đường lối chính trị ở VN chủ yếu là do Bộ Chính trị thực hiện. Chỉ có các uỷ viên BCT thường xuyên được họp bàn với các chuyên gia đa ngành, được tiếp cận các thông tin tình báo, những trao đổi mật giữa các nguyên thủ quốc gia. Cho nên chỉ có họ mới thấy được bức tranh toàn cảnh về chính trị VN. Các đại biểu quốc hội và các bộ trưởng không được tiếp cận những thứ đó. Các bộ trưởng thường chỉ giỏi chuyên môn trong lĩnh vực của họ. Thế nên, không có gì khó hiểu một số đại biểu quốc hội và cựu bộ trưởng “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, đã tham gia nhóm 72 người đó. Ngoài ra, toàn bộ nhóm 72 là các quý vị hưu trí, được đào tạo ở VN hoặc Đông Âu. Họ không hiểu gì mấy về xã hội phương tây cho nên nhiều người có nhiều ảo tưởng sai lầm, phi thực tế. Nếu họ được đào tạo ở phương tây và được thường xuyên tiếp xúc với giới học giả phương tây, họ sẽ có cảm nhận khác về Marx và chủ nghĩa cộng sản. Giới khoa học phương tây hiện nay vẫn coi Karl Marx là một trong bốn trụ cột quan trọng nhất của ngành Xã Hội Học. Marx nghiên cứu kinh tế dưới góc độ xã hội học. Chẳng có nhà tư tưởng nào trong mấy thế kỷ gần đây được nghiên cứu nhiều như ông).
Họ cũng không hiểu gì về văn minh phương tây. Không có văn minh thì dân chủ trở thành vô nghĩa. Một ví dụ là đám chống cộng chỉ là rác rưởi của xã hội phương tây bởi đám này thường xuyên tuyên truyền thù hận, chia rẽ dân tộc, phỉ báng tiền nhân, bôi bẩn niềm tự hào chiến thắng ngoại xâm chính đáng. Ngoài ra, nhiều người quá thiếu kiến thức về quản trị nhà nước, trải nghiệm làm việc ở VN gần đây, và cơ hội được trao đổi với các chuyên gia về quản trị nhà nước. Đấy là chưa kể, nhiều người đã nghỉ hưu nhiều năm, rất lạc hậu với những kiến thức điều hành quốc gia tiên tiến. Đại đa số người trong nhóm 72 đó không phải là chính trị gia, lãnh đạo cao cấp. Họ là những học giả, nhân sỹ, trí thức thuộc các ngành tự nhiên, kỹ thuật, văn chương, lịch sử, tâm lý, nghĩa là trình độ hiểu biết không bằng sinh viên năm nhất của khối ngành quản trị nhà nước. Dĩ nhiên, họ cũng có thể tích lũy một số kiến thức đó thông qua trải nghiệm sống nhưng như vậy vẫn rất hạn chế.
Nhiều người trong số ủng hộ những thứ vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vụ Đồng Tâm (nơi mà năm 1997 dân làng bắt sống 38 công an, tưới xăng lên người 20 công an doạ đốt, và hơn 2 năm sau đó, dân tích trữ vũ khí trái phép và lập làng kháng chiến). Họ chỉ hiểu biết về phương tây qua giới chính trị gia, giới hoạt động chính trị hải ngoại, và truyền thông phương tây (vốn tuyên truyền méo mó để bảo vệ lợi ích nước họ).
Tôi không biết gì về các học giả thuộc nhóm xây dựng bộ sách giáo khoa . Bối cảnh họ tham gia nhóm đòi bỏ Điều 4 Hiến Pháp là khi quốc hội trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp 1992. Có thể họ là những người có tâm, nhưng vì những lý do kể trên cho nên hiểu biết hạn hẹp. Đông La lại tiết lộ một vấn đề khác là nếu không sử dụng các vị học giả đó thì không biết sử dụng ai. Bởi vì hiện nay số giáo sư giáo dục, lịch sử có kinh nghiệm quá ít. Nếu quả thật như vậy thì cứ để họ làm. Chỉ có điều, trước khi bộ sách được chính thức phát hành, cần phổ biến bản thảo cho nhóm trí thức chống phản động, me tây, lật sử rà soát.
Nghe nói chương trình biên soạn sách
giáo khoa đó thuộc gói tài trợ 77 triệu USD của World Bank, nhằm Đổi mới Giáo
dục Phổ thông, bao gồm rất nhiều hạng mục chứ không chỉ bao gồm biên soạn sách
giáo khoa: “hỗ trợ nâng cao kết quả học tập thông qua hỗ trợ đối mới và triển
khai chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên năng lực cho các cấp tiểu
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Dự án cũng sẽ hỗ trợ nâng cao hiệu
quả giảng dạy thông qua biên soạn và cung cấp sách giáo khoa tương thích với
chương trình giáo dục mới và cải thiện hệ thống thi cử”. Thật ra chỉ trừ chính
trị, lâu nay tất cả các lĩnh vực khác của VN đều thường xuyên nhận tài trợ và
cố vấn của các chuyên gia quốc tế. Những đề xuất nào hợp lý thì áp dụng, những
cái nào không hợp lý thì gạt đi. VN không thể một mình một kiểu mà phải hội
nhập với các chuẩn mực quốc tế. Lấy ví dụ, một số trường đại học VN đã lọt vào
các bảng xếp hạng quốc tế. Giáo dục phổ thông cũng phải phấn đấu đạt được các
chuẩn quốc tế như vậy.
Nguyễn Ánh là hậu duệ của một phe chia cắt đất nước
Nguyễn Ánh tướng tá tiểu nhân, tội “cõng rắn cắn gà nhà” đã rõ như ban ngày. Việc ông ta cầu viện đã dẫn đến quân Xiêm tràn sang nước ta. Việc ông ta gửi Hoàng tử Cảnh theo Bá Đa Lộc sang Pháp ký kết thoả ước nhượng đảo Conlon cho Pháp nếu Pháp giúp ông ta đánh Quang Trung thành công là một bằng chứng hùng hồn khác.
Không thể nói rằng thời đó đã có nhiều người phương tây ở VN cho nên việc ông ta cầu viện không có ý nghĩa gì. Bởi lẽ, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lời cầu viện của ông ta trước đó mang ý nghĩa là phát biểu của nguyên thủ quốc gia. Giả dụ Cảnh Thịnh vẫn nắm quyền, người Pháp sẽ không có động lực để nhòm ngó VN bởi không rõ quyết tâm chống Pháp của ông thế nào.
Trên thực tế, bản thân hành vi hứa cắt đất để cầu ngoại bang giúp mình tranh quyền lực đã đem đến nguy cơ ngoại bang chiếm luôn VN. Thành ngữ "cõng rắn cắn gà nhà", "rước voi về giày mả tổ" ở đây vô cùng chính xác.
Bỏ qua việc ông ta trả thù Quang Trung bởi trước đó Quang Trung cũng truy sát dòng họ nhà ông ta. Tuy nhiên, việc ông ta trả thù man rợ mẹ con nữ tướng Bùi Thị Xuân đã thể hiện bản chất hèn mạt.
Nhiều người cho rằng ông ta thống nhất đất nước. Đinh Tiên Hoàng một tay dẹp toàn bộ 11 sứ quân cho nên mới được coi là thống nhất đất nước. Nhưng trường hợp Nguyễn Ánh thì hoàn toàn khác, bởi Nguyễn Huệ đã có công “đánh đông, dẹp bắc”, sự nghiệp thống nhất đã gần xong. Nói dân dã kiểu thợ xây thì ông Huệ đã xây gần hết ngôi nhà, ông Ánh chỉ xây cái chuồng heo. Sau khi ông Huệ qua đời, con ông Huệ sống trên nhà, còn ông Ánh vẫn sống dưới chuồng heo. Việc ông Ánh tiêu diệt con ông Huệ để cướp ngôi nhà không phải là bằng chứng để coi toàn bộ công lao xây dựng ngôi nhà là của Ánh. Phần lớn công lao thống nhất đất nước vẫn là của ông Huệ.
Còn nếu tính từ 1777, sau khi Nguyễn Huệ tấn công Đàng Ngoài, lật đổ Chúa Trịnh, phá bỏ chia cắt ranh giới Đàng Trong - Đàng Ngoài, thì đã thống nhất đất nước về cơ bản, trong khi Nguyễn Ánh vẫn đang chui lủi, chạy trốn, không có một quân đội ra hồn. Cái này giống như phá tường Berlin được coi là biểu tượng thống nhất nước Đức.
Cần nhớ rằng chính dòng họ nhà Nguyễn Ánh là một phe gây ra sự chia cắt đất nước. Nguyễn Huệ muốn thống nhất nên đã đánh đuổi họ hàng nhà Ánh. Nguyễn Ánh đã không làm gì để ngăn tội lỗi của họ hàng, mà lại đánh Nguyễn Huệ để phục thù. Vậy làm sao có thể tính là ông ta có công thống nhất đất nước?
Vụ đặt tên VN chỉ là một thủ tục, chả tốn công sức gì để đáng gọi là công lao. Trước đó VN đã nhiều lần được đặt tên nhưng chưa bao giờ được giới sử học ca ngợi là công lao của vua chúa. Không có lý gì Nguyễn Ánh được tính công. Nhân thể, vụ VNCH chọn bài hát của Lưu Hữu Phước, một ông cộng sản nòi, làm quốc ca thì tính công lao thế nào?
Đánh giá lịch sử phải dựa trên bằng chứng sử học. Nếu Nguyễn Ánh mở mang bờ cõi thì sử sách tây tàu đã ghi điều đó. Tuy nhiên, đến giờ đã hơn hai thế kỷ kể từ khi ông ta lên ngôi, vẫn chưa có ai đưa ra được bằng chứng nào ra hồn.
Nói vắn tắt, tôi đồng tình với phát biểu của nữ tướng Bùi Thị Xuân trước khi gia đình bà bị ông ta sát hại: “Nói về tài ba thì tiên đế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ. Còn nhà ngươi bị đánh phải trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Pháp. Chỗ hơn kém rõ ràng như ao trời nước vũng.”
Tuy nhiên, việc người dân Huế có thiện cảm với ông ta là điều dễ hiểu. Triều đại nhà Nguyễn kéo dài hơn 140 năm, hậu duệ đông đúc, cho nên việc tuyên truyền “rửa mặt” cho ông ta được thực hiện rất kiên trì và quy mô, ảnh hưởng lớn đến tình cảm của người dân địa phương. Người Huế còn có lý do tự ái vùng miền để bênh ông ta, bởi chẳng ai muốn quê hương mình là nơi lập nghiệp của “một kẻ cõng rắn cắn gà nhà”. Người dân ở đâu không muốn tự hào quê mình là nơi "địa linh, nhân kiệt"?
Thế nên nếu số liệu điều tra cho thấy đa số dân Huế muốn đặt tên
đường Gia Long thì cũng không có gì ngạc nhiên. Cũng không nên trách phát biểu
của ông Phan Thanh Hải, giám đốc sở văn hoá, bởi ông là người sống lâu năm ở
Huế.
NGUYỄN HUỆ KHÔNG PHÁ LĂNG MỘ CÁC CHÚA NGUYỄN?
Đoạn wiki dưới đây cung cấp nhiều bằng chứng khá thuyết phục về việc Nguyễn Huệ không phá lăng mộ các Chúa Nguyễn. Theo đó, chỉ có Đại Nam Thực Lục và Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả, đều do sử gia Nhà Nguyễn biên soạn, ghi chép rằng Nguyễn Huệ phá lăng mộ 8 chúa Nguyễn. Các tài liệu của phương tây thời đó hay Hoàng Lê Nhất Thống Chí không hề ghi lại sự kiện quá lớn như vậy. Vậy có thể Nguyễn Ánh với bản chất hèn hạ đã vu khống cho Nguyễn Huệ. Sự kiện phá lăng mộ này cần được xác minh bởi nhiều nguồn sử liệu khác, trong đó sử liệu của tây khách quan hơn cả.
Hơn nữa, dưới góc độ luật hình sự, cho dù Nguyễn Huệ có phá lăng
mộ các Chúa Nguyễn đi nữa thì đó là hành vi khá nhẹ, không thể so sánh với tội
tàn sát man rợ vua quan nhà Cảnh Thịnh Đế. Nói chung Nguyễn Ánh là một nhân vật
không thể chấp nhận được.
(TRÍCH ĐOẠN WIKIPEDIA)
Vào thời Nhà Nguyễn, các vua Nguyễn truy diệt tất cả những gì
liên quan đến nhà Tây Sơn, bởi quân Tây Sơn đã đánh đổ các chúa Nguyễn. Vua
Quang Trung bị gán cho là "giặc cướp", "thảo khấu" trong
các bộ sử của nhà Nguyễn, những hành vi xấu xa cũng thường bị gán cho ông. Ví
dụ, sách Đại Nam thực lục do nhà Nguyễn biên soạn quy tội Nguyễn Huệ đã ra lệnh
đào mộ 8 chúa Nguyễn[134]:
“Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói
chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn
Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai
con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không
muốn chôn nữa.
Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh
[các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ
đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa
[lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc
Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long
bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc
Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài
cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên.
"Nguyễn Phúc Tộc thế phả" thì ghi là[135]:
“Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ
ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều
thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm
nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ,
nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được
sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt
huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người)”
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc Quang Trung cho phá lăng
tẩm chúa Nguyễn là do sử quan thời Nguyễn cố ý gán ghép, thiếu bằng cứ xác
đáng. Đúng là các lăng mộ chúa Nguyễn đã bị phá hủy vào thời kỳ đó, nhưng Phú
Xuân vào giai đoạn 1781-1785 từng thuộc sự kiểm soát của quân chúa Trịnh, rồi
sau đó lại chiến sự liên miên, có rất nhiều các nhóm thổ phỉ chuyên đào mộ để
cướp của, nên chưa thể quy trách nhiệm cho quân Tây Sơn nếu chỉ dựa vào ghi
chép của Đại Nam thực lục. Rất có thể các sử quan nhà Nguyễn đã dựa vào một
việc có thực (lăng tẩm chúa Nguyễn bị phá) rồi cố ý gán trách nhiệm cho quân
Tây Sơn, nhằm bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc sau
này, cũng như để hạ uy tín của nhà Tây Sơn trong nhân dân. Luận điểm này được
căn cứ bởi 5 chi tiết:
Ngoài bộ sách Đại Nam thực lục và "Nguyễn Phúc Tộc thế
phả" do chính nhà Nguyễn viết, không có bộ sử nào khác của Việt Nam thời
đó cũng như không có giáo sỹ phương Tây đương thời nào ghi chép lại việc này,
dù đây là 1 sự kiện đủ lớn để gây chấn động cả đất nước. Kể cả cuốn Hoàng Lê
nhất thống chí của các học giả Ngô Gia văn phái đương thời (vốn có quan điểm
chống Tây Sơn) cũng không ghi lại.
Ghi chép của Đại Nam thực lục lại không nói rõ việc đào mộ diễn
ra vào ngày tháng năm nào, trong khi đây là một sự kiện rất quan trọng với nhà
Nguyễn. Điều này cho thấy các sử quan nhà Nguyễn cũng không nắm được lăng các
chúa Nguyễn bị phá khi nào, nên càng không có đủ cơ sở để quy tội cho quân Tây
Sơn.
Chính ghi chép của Đại Nam thực lục cũng có nhiều điểm huyền bí,
ngày nay xem xét lại một cách khoa học thì rõ ràng là người viết hư cấu. Sách
này ghi là quân Tây Sơn đang đào huyệt thì "bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy
ra", rồi thì "nhà Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ bỗng dưng phát hỏa". Các
chi tiết này rõ ràng là tình tiết hư cấu thời phong kiến nhằm thể hiện rằng nhà
Nguyễn có "thiên mệnh", "trời phù hộ nhà Nguyễn". Sách này
cũng cho là "Huệ đánh trận hay thua" nên tức giận mà phá lăng chúa
Nguyễn. Đây là luận điểm vô căn cứ, vì Nguyễn Huệ đánh trận luôn chiến thắng
Nguyễn Ánh, chưa hề thua một trận nào.
Ghi chép của Đại Nam thực lục mâu thuẫn với "Nguyễn Phúc
Tộc thế phả". Đại Nam thực lục ghi rằng "Nguyễn Ngọc Huyên cùng với
các con ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi",
nhưng "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" lại ghi rằng Nguyễn Ngọc Huyên bỏ
lưới bắt cá mới tình cờ vớt được hài cốt. Điều này cho thấy ít nhất 1 trong 2
cuốn sách là hư cấu (thậm chí có thể cả hai đều là hư cấu), các sử quan nhà
Nguyễn không hề nắm được chi tiết vụ việc nên mới viết ra các thông tin mâu
thuẫn nhau.
Quân Tây Sơn có kỷ luật nghiêm minh, khi đánh ra Bắc diệt chúa
Trịnh, tiến vào thành Thăng Long cũng không hề cướp phá lăng mộ của các vua
Lê–chúa Trịnh. Vậy thì cũng không có lý do để quân Tây Sơn phá lăng của các
chúa Nguyễn. Nguyễn Huệ là một vị vua khôn ngoan, ông biết rõ nhiều người dân
Đàng Trong vẫn nhớ về chúa Nguyễn, nên sẽ không dại dột phá lăng chúa Nguyễn để
khiến người dân bất bình.
Tóm lại, việc quân Tây Sơn cho phá lăng tẩm chúa Nguyễn có nhiều
khả năng là do sử quan thời Nguyễn hư cấu ra, nhằm bào chữa cho việc Nguyễn Ánh
trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc sau này, cũng như để hạ uy tín của nhà Tây Sơn
trong nhân dân.
Tưởng niệm Quang Trung và giá trị của chiến thắng ngoại xâm
Hôm rồi, tôi thấy trên facebook có đoạn như thế này: “Đọc bài một số nhà nghiên cứu Huế phản đối Hội làng giỗ vua Quang Trung ở Huế này lại nhớ mấy ông anh Hán Nôm với lịch sử rỉ tai mình rằng cái lễ hội Gò Đống Đa mùng 5 Tết hàng năm ở Hà Nội là Newly Invented Tradition do các bí thư chi bộ sau khi tiếp quản Thủ Đô 1954 vận động bà con tổ chức. Lí do thì rất đơn giản trước năm 1954 và nhất là trước năm 1945 dưới thời nhà Nguyễn mà dám tổ chức lễ hội này thì có mà vua Nguyễn chém cả làng. Không rõ mấy ông bạn mình có dám đăng thành bài không? :))”.
Tại sao lại là Newly Invented Tradition? Triều đại Quang Trung
và Cảnh Thịnh (con trai ông) kéo dài gần 14 năm. Trong khoảng thời gian đó, hẳn
là đã có các lễ hội tưởng niệm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa, Rạch Gầm-Xoài
Mút, v.v...Những lễ lạt đó chỉ chấm dứt khi Nhà Nguyễn lên ngôi.
Sau 150 năm, từ 1954, Quang Trung lại được cả hai miền tưởng nhớ. Không chỉ miền bắc có lễ hội Gò Đống Đa và nhiều hình thức tri ân ông mà miền nam cũng có nhiều đường phố, công trình mang tên Quang Trung, Nguyễn Huệ. Lễ hội thường niên cũng chỉ là một hình thức tưởng niệm chiến thắng của đội quân Quang Trung, giống như tri ân bằng cách đặt tên đường phố, công trình. Việc phục dựng lễ hội Gò Đống Đa sau 150 năm là hết sức cần thiết. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa rất xứng đáng để có một lễ tưởng niệm hàng năm. Tại sao lại không dám đăng thành bài?
Như vậy, hậu thế thuộc nhiều thể chế chính trị (không dính đến triều Nguyễn) đều tri ân Quang Trung. Cho dù bị vùi dập suốt 150 năm, đối thủ chính trị vẫn không thể ngăn được một ngày vinh quang của quân đội ông lại toả sáng rực rỡ. Đây là ví dụ quan trọng mà nhà trường và báo chí cần sử dụng để giáo dục công chúng về giá trị vĩnh viễn của các chiến thắng ngoại bang của dân tộc thế kỷ 20.
Trong khi đó, Nguyễn Ánh không được các sử gia đời nay công nhận, bởi không có bằng chứng đủ thuyết phục về công lao của ông ta, đặc biệt là có thể bù đắp được tội “Cõng rắn cắn gà nhà”. Khái niệm “Cõng rắn cắn gà nhà” là khái niệm quốc tế chứ không phải của riêng VN. Đây là kết quả nghiên cứu của các sử gia VN và cả phương tây. Giới sử gia đời nay không thù ghét gì cá nhân ông ta, bởi họ đã tôn vinh cả đời trước và đời sau ông ta (Hà Nội có cả đường Nguyễn Hoàng, Duy Tân, Thành Thái, và Hàm Nghi). Chỉ có điều họ không tìm thấy bằng chứng đủ thuyết phục để xoá tội và ghi công cho ông ta.
Hiện tại, tuyên truyền chống phá chế độ của phương tây và Việt kiều chống cộng vẫn đang rất mạnh khiến chính quyền cảnh giác. Nhưng tôi tin rằng sẽ đến một ngày, những lãnh đạo VNCH như Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu được đánh giá lại công bằng hơn. Họ có thể được ghi nhận những nỗ lực duy trì một thử nghiệm dân chủ là VNCH. Tuy nhiên, họ vẫn phải chịu những chỉ trích với tư cách là bù nhìn của Mỹ, thế lực ngoại bang đã bay nửa vòng trái đất đến chia đôi đất nước. Dù sao đi nữa, VNCH vẫn là một thể chế quá tốn kém và đẫm máu. Họ cũng không chứng minh được những thành tích điều hành quốc gia bởi thể chế đó tồn tại chủ yếu dựa trên khoản viện trợ khổng lồ của Mỹ. Nói tóm lại, những người như Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông sẽ được hậu thế tri ân ở đẳng cấp cao rất khác biệt đối với họ.
Nhân thể, thời VNCH, đường phố được đặt tên khá lộn xộn. Các
chính quyền thời đó tri ân nhiều nhân vật chống Pháp như Cường Để, Duy Tân,
Phan Đình Phùng, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trương Công Định, Nguyễn Thái Học,
Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương. Họ chỉ kỳ thị mỗi đảng cộng sản.
Trích đoạn hồi ký của Hillary Clinton về chiến tranh Việt Nam
Nhân chuyện Biden sang VN, tôi gửi một số trích đoạn của Hồi ký Hillary Clinton, trong đó bà kể về những mâu thuẫn trong xã hội Mỹ về chiến tranh VN. Bà cũng tiết lộ rằng John McCain là dạng con ông cháu cha, cả cha và ông nội đều là đô đốc hải quân. Khi McCain bị bắt giam ở VN, cha ông đang là Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, bao gồm cả VN. Có lẽ vì vậy McCain được sự ưu ái đặc biệt của giới chính trị gia Mỹ, bởi là tấm gương tiêu biểu về việc con cái của lãnh đạo cao cấp cũng nhập ngũ và bị cầm tù nhiều năm. Phó tổng thống Kamala Harris và các nghị sỹ Mỹ đến thăm VN đều đến hồ Trúc Bạch đặt hoa tưởng niệm McCain.
=======
(Dưới đây là các trích đoạn trong hồi ký. Một số chỗ không liên
tục)
Khó mà giải thích cho thanh niên Mỹ ngày nay, đặc biệt là với một người lính tình nguyện về mức độ ám ảnh đối với thế hệ của tôi về chiến tranh Việt Nam. Bố mẹ tôi, sống qua Thế chiến thứ hai, đã kể cho chúng tôi những câu chuyện cảm động về tinh thần hy sinh của người Mỹ trong thời gian này và sự đồng tâm nhất trí của người dân Mỹ về việc cần thiết tham chiến của Hoa Kỳ sau vụ ném bom Trân Châu Cảng. Tuy nhiên trong cuộc chiến Việt Nam, đất nước lại bị chia rẽ, làm chúng tôi bối rối, mất phương hướng. Nhiều chàng trai trong chương trình huấn luyện sĩ quan dự bị ROTC rất trông mong được nhập ngũ khi họ tốt nghiệp và cũng không thiếu những thanh niên toan tính trốn quân dịch. Nữ sinh trường chúng tôi đã có những cuộc nói chuyện dài về nhưng điều mà chúng tôi có thể làm được nếu mình là nam giới. Chúng tôi biết rõ là mình không phải đối diện các lựa chọn tương tự. Đó là một nỗi dằn vặt đối với mọi người. Một bạn nam sinh viên ở Trường Đại học Princeton cuối cùng đã bỏ học giữa chừng và gia nhập Hải quân bởi vì anh ta nói với tôi là anh ta phát ốm với những tranh cãi và những điều không chắc chắn.
Cuộc tranh luận về Việt Nam đã thể hiện những thái độ khác nhau về cuộc chiến lẫn trách nhiệm công dân và tinh thần ái quốc. Có phải bạn tôn vinh tổ quốc bằng cách tham gia một cuộc chiến mà mình cho là phi nghĩa và đi ngược lại quyền lợi của Hoa Kỳ ? Liệu bạn có phải là người không yêu nước nếu bạn lợi dụng hoãn quân dịch hoặc trông chờ số phận may rủi để né tránh tham chiến ? Nhiều sinh viên mà tôi biết dù tranh luận và phản đối các giá trị đạo đức của cuộc chiến nhưng đều là người Mỹ yêu nước, cũng nồng nàn không kém các thanh niên dũng cảm khác đang phục vụ trong quân ngũ không mảy may hoài nghi hay những người nhập ngũ phục vụ trước rồi thắc mắc sau. Đối với nhiều nam nữ thanh niên có hiểu biết và suy nghĩ thì không hề có lời giải dễ dàng và đối với họ thì có nhiều cách để biểu lộ tinh thần ái quốc.
Một số nhà văn và chính tri gia đương thời cố gắng làm giảm nhẹ
những đau đớn của những năm tháng này bằng cách miêu tả lối sống buông thả của
những năm 60. Thật vậy, có một số người muốn viết lại lịch sử để xóa bỏ những
di hại của chiến tranh và các biến động xã hội. Họ làm cho chúng ta tin rằng
mâu thuẫn này không nghiêm trọng nhưng theo tôi nhớ thì hoàn toàn không phải vậy.
Vấn đề Việt Nam đã biến đổi Hoa Kỳ một cách sâu sắc. Đất nước vẫn ôm một nỗi trăn trở về lỗi lầm và ý kiến chống lại đối với những người đã tham chiến hoặc không tham chiến tại Việt Nam. Là một phụ nữ, tôi biết mình không bị động viên nhập ngũ nhưng vẫn trải qua hàng giờ đồng hồ day dứt, trăn trở với những tình cảm mâu thuẫn của mình.
Nếu xét lại thì năm 1968 là một năm bước ngoặt đối với đất nước và cả đối với bản thản tôi cùng với xu hướng chính trị của mình. Các sự kiện trong nước và quốc tế diễn biến rất nhanh và liên tục : cuộc tấn công Tết Mậu Thân, sự rút lui của Lyndon Johnson khỏi cuộc đua bầu cử Tổng thống, vụ ám sát Mục sư Martin Luther King Jr., vụ ám sát Robert Kennedy và sự leo thang liên tục của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đến lúc học đại học năm thứ ba, tôi đã biến từ một cô gái ủng hộ Goldwater sang ủng hộ phong trào phản chiến của Eugene McCarthy, một Thượng nghị sĩ Dân chủ của tiểu bang Minnesota - người đã tranh cử với Tổng thống Johnson trong cuộc bầu chọn ứng cử viên trong Đảng Dân chủ. Mặc dù tôi ngưỡng mộ Tổng thống Johnson với những thành tựu trong nước nhưng tôi nghĩ rằng việc ông kiên trì ủng hộ cho cuộc chiến tranh mà ông kế thừa là một sai lầm mang tính bi kịch. Cùng với một số bạn bè , tôi đã lái xe rời Wellesley đến Manchester, New Hampshire vào ngày thứ Sáu hay thứ Bảy để phát tờ bướm tại các khu đông người qua lại. Tôi có cơ hội gặp gỡ Thượng nghi si McCarthy khi ông dừng lại trước trụ sở của mình cám ơn những sinh viên tình nguyện đã tập hợp ủng hộ ông chống chiến tranh. Ông hầu như đã đánh bại Johnson trong cuộc bầu chọn ứng viên tại vùng New Hampshire và vào ngày l6 tháng 3 năm 68, Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy của New York bước vào cuộc đua tranh.
Tôi về nhà ở Park Ridge sau khi kết thúc Đại hội Đảng Cộng hòa mà không có kế hoạch nào cho những tuần lễ hè còn lại ngoài việc thăm gia đình, bạn bè và chuẩn bị cho năm học cuối. Vì gia đình tôi hàng năm có một chuyến đi nghỉ ở hồ Winola nên tôi tháp tùng theo mọi người. Tôi chắc chắn sẽ dành hàng tiếng đồng hồ đề tranh luận với bố tôi về Nixon và chiến tranh Việt Nam. Bố tôi rất thích Nixon và tin là Nixon sẽ trở thành một Tổng thống lỗi lạc. Về cuộc chiến Việt Nam, ông có thái độ nước đôi. Những nghi ngờ của ông về sự khôn ngoan của Hoa Kỳ trong việc dính líu vào cuộc chiến này thường bị chặn đứng bởi sự tức giận đối với lũ thanh niên tóc dài híp-pi phản chiến.
Vào ngày 30 tháng 4, Tổng thống Nixon tuyên bố là ông sẽ gửi quân Mỹ đến Campuchia, mở rộng chiến tranh Việt Nam. Các cuộc phản đối nhân ngày 1/5 trở thành một cuộc biểu tình lớn hơn, không chỉ để ủng hộ việc xét xử công bằng các thành viên tổ chức Báo Đen mà còn để phản đối các hành động của Nixon trong chiến tranh. Trong suốt giai đoạn diễn ra các cuộc phản đối của sinh viên, Hiệu trưởng Trường Yale, ông Kingman Brewster và Mục sư của trường là William Sloane Coffin đã áp dụng chính sách hòa giải giúp cho Yale tránh được các vấn đề xảy ra ở những nơi khác. Mục sư Coffin đã trở thành nhà lãnh đạo quốc gia của phong trào phản chiến thông qua các bài phê bình với lý lẽ sắc bén về sự dính líu của Hoa Kỳ. Hiệu trưởng Brewster đã tham gia đối thoại về các lo lắng của sinh viên và cảm thông với nỗi thống khổ của nhiều người. Thậm chí ông từng nói ông "không tin là những người da đen làm cách mạng sẽ được xét xử công bằng ở bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ". Đối phó với viễn cảnh của những kẻ biểu tình quá khích, Brewster cho tạm nghỉ học và tuyên bố rằng các ký túc xá sẽ được mở để phục vụ các bữa ăn cho bất kỳ ai đến thăm. Các hành động, phát biểu của ông đã làm kích động nhiều sinh viên cũng như Tổng thống Nixon và Phó Tổng thống Spiro Agnew.
Thế rồi vào ngày 4 tháng 5, lính Vệ binh Quốc gia bắn vào những sinh viên phản đối tại Trường Đại học KentState ở bang Ohio. Bốn sinh viên bị giết chết. Bức hình chụp một phụ nữ trẻ quỳ bên xác của một sinh viên thể hiện tất cả những gì mà tôi và nhiều người khác đã sợ và căm ghét về cái đang xảy ra trên đất nước mình. Tôi nhớ mình đã lao ra khỏi cửa trường luật, nước mắt tuôn rơi và gặp Giáo sư Fritz Kessler, một người tị nạn thời Đức quốc xã Hitler. Ông hỏi tôi chuyện gì xảy ra và tôi nói rằng tôi không thể tin vào điều đang xảy ra, ông làm tôi lạnh gáy khi nói rằng đối với ông chuyện đó quá là quen thuộc.
Trung thành với nền giáo dục của mình, tôi chủ trương can dự, chứ không phải phá hoại hoặc "cách mạng". Vào ngày 7 tháng 5, tôi vẫn tiến hành nhiệm vụ đã lên lịch là phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Liên đoàn Cử tri nữ ở Washington D.C., một lời mời xuất phát từ bài diễn văn tốt nghiệp của tôi. Tôi đeo trên tay một miếng băng tang màu đen để tưởng nhớ những sinh viên đã thiệt mạng. Một lần nữa, những xúc động của tôi lại trào dâng sục sôi khi tôi lên án rằng việc Hoa Kỳ mở rộng Chiến tranh Việt Nam sang Campuchia là bất hợp pháp và vi hiến. Tôi cố gắng lý giải hoàn cảnh mà các cuộc phản đối xảy ra và tác động của vụ bắn giết tại Trường Kent State đối với các sinh viên Trường Luật Yale, những người đã bỏ phiếu với sự cách biệt 239-12 để tham gia cùng với hơn 300 trường học khác tổ chức cuộc đình công bãi khóa toàn quốc nhằm phản đối "sự mở rộng chiến tranh mù quáng mà đáng lẽ không nên tiến hành". Tôi điều hành cuộc mít tinh nơi cuộc bỏ phiếu diễn ra và tôi biết các bạn sinh viên của mình đã rất nghiêm túc thực hiện luật pháp và trách nhiệm của mình với tư cách là những công dân. Các sinh viên luật, trước đây không tham gia cùng với các trường đại học khác trong các hoạt động phản đối đã tranh luận về các chủ đề một cách sâu sắc theo một phong cách của những luật gia. Họ không phải là những người "ăn bám, theo đuôi", cái từ mà Nixon gán ghép cho tất cả các sinh viên phản đối.
Vào tuần tiếp theo chúng tôi lái xe đến một tòa nhà không gây một ấn tượng nào và bước vào cửa dẫn đến các cầu thang đi xuống một loạt các căn phòng ngầm dưới đất. Khi Barbieri đứng lên nói trong căn phòng ăn rộng lớn, ông cần có sự quan tâm theo dõi của các ủy viên của chính quyền địa phương - hầu hết là nam giới - có mặt ở đó. Ông ấy bắt đầu nói về cuộc chiến tranh Việt Nam và nêu tên các chàng trai ở khu New Haven đang phục vụ trong quân ngũ và tên những người đã tử trận. Sau đó ông nói "Cuộc chiến này không đáng để chúng ta mất thêm bất kỳ một chàng trai nào nữa. Đó là lý do chúng ta nên ủng hộ George McGovern, người muốn đem các chàng trai của chúng ta về nhà". Lời tuyên bố không phải ngay lập tức chiếm được sự ủng hộ đa số nhưng đến gần tối, ông ta tập trung thuyết phục cho đến khi giành được sự nhất trí bỏ phiếu ủng hộ. Và ông ấy đã cam kết trước hết tại đại hội của tiểu bang và sau đó trong cuộc bầu cử: New Haven là một trong số vài nơi bỏ phiếu ủng hộ cho McGovern chống lại Nixon.
Quan hệ của Bill với quân đội đã vượt qua bước khởi đầu đầy khó khăn, vì thế, nhiều người đã lắng nghe bài diễn văn của anh về Ngày D. Cũng như tôi, anh chống lại chiến tranh Việt Nam, tin rằng đó là một sai lầm và Hoa Kỳ không thể thắng trong cuộc chiến này. Vào cuối thập niên 60, lúc đang học đại học, do được làm việc với Thượng nghị sĩ Fulbright trong Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện, khi đó anh đã hiểu những gì mà ngày nay chúng ta đều biết: Chính phủ Hoa Kỳ đã lừa dối công luận về sự sa lầy, về sức mạnh của những đồng minh người Việt, về sự kiện Vịnh Bắc bộ, về sự thành công của chiến lược quân sự, về con số thương vong, và những thông tin khác; vì thế mà đã kéo dài sự xung đột và làm hao binh tổn tướng nhiều hơn. Năm 1969, trong lá thư gửi đến chủ nhiệm chương trình Huấn luyện sĩ quan Dự bị (ROTC) của Đại học Arkansas, Bill đã cố giải thích mối lo ngại sâu sắc của anh về cuộc chiến. Quyết định rút khỏi chương trình và chấp hành lệnh quân dịch, anh đã dấn thân vào lòng cuộc đấu tranh như nhiều người trẻ tuổi cảm nhận về đất nước mà họ yêu mến và một cuộc chiến mà họ không thể ủng hộ.
Lần đầu gặp Bill, chúng tôi đã thảo luận không dứt về chiến tranh Việt Nam, về lệnh nhập ngũ và những nghĩa vụ mâu thuẫn mà chúng tôi cảm nhận được, giống như bao thanh niên Mỹ yêu đất nước của mình nhưng phản đối cuộc chiến đặc biệt đó. Chúng tôi hiểu những nỗi thống khố đương thời - mỗi chúng tôi đều có bạn đầu quân, bị gọi nhập ngũ, chống đối hoặc trở thành những người từ chối nhập ngũ vì lương tâm cho thế là trái đạo lý. Bốn bạn cùng lớp của Bill ở trường trung học tại Hot Springs đã tử trận tại Việt Nam. Tôi biết Bill tôn trọng nghĩa vụ quân sự, anh sẽ sung sướng phục vụ nếu như được gọi gia nhập quân đội trong Thế chiến thứ hai - cuộc chiến tranh có mục đích hết sức rõ ràng. Còn chiến tranh Việt Nam đã thử thách trí tuệ và lương tâm của nhiều người thuộc thế hệ chúng tôi, vì nó dường như mâu thuẫn với những giá trị và lợi ích quốc gia của Mỹ, chứ không phải là sự nghiệp của họ. Với tư cách là vị Tổng thống đầu tiên của lớp trưởng thành trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Bill mang theo những mặc cảm không xóa bỏ được của đất nước chúng tôi về cuộc chiến đó bước vào Nhà Trắng. Anh tin rằng đây là lúc để hòa giải những dị biệt của người Mỹ chúng ta và bắt đầu một chương mới: hợp tác với kẻ cựu thù.
Năm 1994, với sự ủng hộ của những cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam trong Quốc hội, Bill đã xóa bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm sau. Chính phủ Việt Nam liên tục chứng tỏ sự nỗ lực chân thành trong việc giúp tìm kiếm quân nhân Mỹ bị mất tích trong chiến tranh hoặc bị bắt làm tù binh. Vào năm 2000, Bill trở thành vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi đây vào năm 1975. Những hoạt động ngoại giao dung cảm của anh đã tỏ rõ sự kính trọng đối với hơn 58.000 quân Mỹ đã hy sinh mạng sống của họ trong rừng già Đông Nam Á, giúp nước Mỹ chữa lành vết thương xưa và tìm ra những điểm chung giữa chúng ta và nhân dân Việt Nam.
Là ứng viên của Đảng Dân chủ bị ông George W. Bush đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2004, ông Kerry vẫn là ứng viên tiềm năng trong cuộc tranh tài năm 2008 Đã từng là sĩ quan của hải quân Mỹ phục vụ 3 năm 8 tháng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, sau 3 lần bị thương, ông trở về Mỹ năm 1970 và tham gia phong trào phản đối chiến tranh. Một ngày sau khi ra điều trần trước quốc hội Mỹ tháng 4 năm 1971, ông cùng khoảng 800 cựu chiến binh khác đã quăng hết những huy chương quân đội mà họ đã được trao tặng trước Tòa nhà Quốc hội Mỹ để phản đối cuộc chiến ở Việt Nam.
Cả cha và ông nội của John McCain đều là đô đốc trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ. Cha ông, Đô đốc John S. McCain, Jr., là Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương kể cả lực lượng Mỹ ở Việt Nam trong thời gian John McCain bị bắt làm tù binh ở Việt Nam. Cũng như cha và ông, sau khi học xong trung học, John McCain vào Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Tốt nghiệp năm 1958 (và giống cả thứ hạng tốt nghiệp thấp như ông và cha), McCain đứng hạng thứ 895 trong tổng số 900 sinh viên. Sau đó, ông tiếp tục được huấn luyện để trở thành phi công của hải quân. Cuối tháng 10 năm 1967, chiếc A-4 Skyhawk do ông lái đi oanh kích miền Bắc Việt Nam đã bị bắn hạ xuống hồ Trúc Bạch. Ông bị bắt làm tù binh và được trả tự do năm 1973. Năm 1981 ông xuất ngũ. Năm tiếp theo, ông đắc cử vào Hạ viện. Trong cuộc bầu cử vào Thượng viện cuối năm 1986, John McCain được bầu chọn thay cho Thượng nghị sĩ Barry Goldwater nghỉ hưu. Thượng nghị sĩ John McCain hiện là một trong số ba cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam đang phục vụ tại Thượng viện Hoa Kỳ. Hai người kia là Thượng nghị sĩ John Kerry bang Massachusetts và Thượng nghị sĩ Chuck Hagel bang Nebraska.
PS: Bài hát "Give peace a change" được John Lennon sáng tác giữa thời kỳ phong
trào phản chiến VN đang ở cao trào sục sôi. Ngay lập tức, bài hát đã trở thành
"thánh ca" của phong trào, đặc biệt là trong cuộc biểu tình ngày
15/11/1969 với nửa triệu người Mỹ tham gia ở Washington DC. Trong clip này cũng
có nhiều hình ảnh sinh viên và thanh niên Mỹ đi biểu tình ở khắp nơi. Có lẽ
chẳng có cuộc chiến nào trong thế kỷ 20 khiến người Mỹ phản đối dữ dội đến thế.
Phong trào phản chiến ở ngay trên đất Mỹ là vũ khí quan trọng nhất khiến Nixon
phải ký hiệp định Paris.
Lo lắng về thế hệ được phương tây đào tạo?
Một số người lo lắng về chuyện WB duyệt đội ngũ làm sách giáo khoa VN. Tôi nghĩ nỗi lo đấy là không có cơ sở. Bởi vì họ duyệt nhân sự làm sách thôi. Có lẽ yêu cầu đó để chuẩn hoá phẩm chất của nhóm làm sách theo các tiêu chí của Liên Hợp Quốc. Trước nay đã có nhiều thứ chuẩn hoá như vậy rồi, chẳng hạn như làm Bộ luật về Lao động và nhiều luật khác. Nhưng chính quyền vẫn là người quyết định nội dung cuối cùng. Và quan trọng nhất là thực thi. Kể cả có luật nhưng không thực thi thì làm gì WB làm gì được.
Không có cơ sở nào để tin rằng lịch sử VN sẽ bị viết lại, cuộc chiến Nam-Bắc lại trở thành nội chiến. Lo lắng về việc những người đào tạo ở phương tây thì lại càng thừa. VN từ 1990 đến nay đã đào tạo hàng trăm nghìn người ở phương tây. Cũng có một bộ phận rất nhỏ trong số đó trở thành bất mãn chế độ. Nhưng tôi nhận thấy đội cuồng tây hung hãn nhất chính là những người chưa bao giờ đi học ở phương tây. Họ có nhiều hoang tưởng rằng xã hội phương tây như là nơi tự do hoang dã, vô thiên, vô pháp.
Đa số những người được đào tạo ở phương tây đều hiểu văn minh phương tây. Họ có thể ủng hộ dân chủ hoá nhưng không điên cuồng vô lối như cái đám người kia. Chưa kể họ cũng không thích những tuyên truyền chống chế độ đi ngược lại với các tiêu chuẩn văn minh.
PS: Cũng cần nhấn mạnh, đào tạo ở đây nghĩa là được đào tạo có
bằng cấp như là đại học, cao học, tiến sỹ ở phương tây. Học hành bài bản thì
mới có đủ kiến thức để tư duy đa chiều. Còn một số người được giới chính trị
hải ngoại đào tạo ngắn hạn để quay về nước chống phá thì tôi không bàn trong
bài này. Các chương trình đó dựa trên tiên đề “không cần chứng minh” rằng chế
độ ở VN là xấu xa. Học viên phải chấp nhận tiên đề đó và chỉ được học cách lật
đổ, chống phá chế độ. Họ không có khả năng hiểu được sự phức tạp của việc quản
trị một quốc gia. Những người đấy chỉ trở thành công cụ để phục vụ các mục tiêu
đen tối của ngoại bang.
"Nhân văn giai phẩm" và "cải cách ruộng đất"
Lâu nay rất nhiều người, đặc biệt là lề trái, suốt ngày lôi vụ “Nhân văn giai phẩm” ra đay nghiến cứ như thể đấy là một sai lầm của chính quyền Miền Bắc. Những người này đều không hiểu gì về việc quản trị quốc gia. Trong thời chiến, kỷ luật luôn luôn khắc nghiệt hơn thời kỳ bình thường. Ví dụ, chính quyền có thể tống động viên tất cả các nam công dân từ 16-50 tuổi phải sẵn sàng chiến đấu, không được phép xuất cảnh. Những người chỉ trích chủ trương của chính quyền có thể phải đi tù. Nếu không có kỷ luật sắt, cứ để dân thoải mái chỉ trích, chống lệnh, thì xã hội rất dễ nao núng tinh thần, dẫn đến thua trận. Đây là nguyên tắc trên khắp thế giới. Có thể quan sát rõ nhất là trong cuộc chiến Nga-Ukraina. Cả hai phe đều có những kỷ luật khắc nghiệt như vậy.
Thời kỳ 1955-1958 không phải là thời chiến nhưng cũng không phải là thời kỳ bình thường. Đấy là “thời loạn”, khi chính quyền Miền Bắc đấu tranh phi-vũ trang để chống phá hoại hiệp định Geneve và ổn định xã hội. Họ phải đối phó với vô số những tuyên truyền phá hoại của cả Pháp, Mỹ và đám tay sai ở Miền Nam. 1954-1956 là thời kỳ diễn ra cuộc di tản vào nam của hàng triệu tín đồ công giáo. Không khó để thấy, nếu để văn nghệ sỹ thoải mái chỉ trích chính quyền, hoặc tuyên truyền những hiện thực không đẹp về miền bắc thì sẽ khiến lòng dân hoang mang, bất mãn, xã hội rối loạn.
Chính vì vậy, việc lên án, bắt giam những người những tuyên truyền chống chính quyền, hoặc gây hoang mang, bất mãn là cần thiết. Các văn nghệ sỹ khác viết bài lên án họ cũng là cần thiết để ổn định xã hội. Những văn nghệ sỹ bị lên án, bỏ tù trong vụ nhân văn giai phẩm có sai không? Cũng giống như thời chiến, những người trốn lính, chỉ trích chính quyền không hẳn là sai, nhưng đó là những hành vi không thích hợp. Họ phải trả giá cho những hành vi đó là điều bình thường.
Nói tóm lại, trong vụ nhân văn giai phẩm, chính quyền miền bắc
đã hành xử đúng để bảo vệ chế độ và ổn định xã hội. Các văn nghệ sỹ lên án, chỉ
trích những đồng nghiệp có hành vi không phù hợp với thời thế cũng không hề
sai. Vụ “Nhân văn giai phẩm” chỉ nói lên rằng “thời loạn” thì mọi thứ không thể
như bình thường.
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Về vụ “Cải cách ruộng đất”, chính quyền đã thừa nhận sai lầm. Tuy nhiên mọi chính sách đều có mặt phải và mặt trái. Chủ trương cải cách ruộng đất cũng có mặt đúng đắn và thành công. Báo cáo của Đảng Lao động tháng 11/1953 nêu rõ: “Địa chủ chưa đầy 5% dân số cùng bọn đế quốc chiếm trên dưới 70% ruộng đất ở Việt Nam, còn nông dân gần 90% nhân số mà chỉ có trên dưới 30% ruộng đất. Không đầy 5% địa chủ bóc lột gần 90% nông dân bằng tô cao, lãi nặng”. Cải cách ruộng đất cũng đã thành công ở chỗ chia lại ruộng đất cho nông dân. Chính vì vậy, chính quyền Miền Bắc thừa nhận sai lầm nhưng nhiều trường hợp không trả lại đất đai vì không cần thiết. Nên nhớ rằng Cách mạng Pháp cũng góp phần phân chia lại đất đai cho tá điền và tước bỏ nhiều đặc quyền của giai cấp quý tộc. Nhưng sau đó, họ cũng có những biến tướng cực đoan như ở VN.
Nói tóm lại mọi vấn đề đều có mặt phải và mặt trái. Vụ “Nhân văn
giai phẩm” mặt phải lớn hơn mặt trái rất nhiều. Còn vụ “Cải cách ruộng đất” mặt
phải và mặt trái là tương đương. Điều cần đặt câu hỏi là tại sao nhiều người
suốt ngày lải nhải những vụ cũ rích đã xảy ra quá lâu như vậy. Trên thế giới
chả mấy người biết bà Cát Hanh Long, nhưng Martin Luther King thì vô cùng nổi
tiếng. Điều ấy cho thấy mức độ tàn ác của chính quyền Mỹ và phương tây thời ấy
đối với người da màu.
Tướng MacArthur là vĩ nhân quan trọng đối với Nhật Bản?
Tác giả Sakayai Taichi từng viết cuốn sách có tên là “12 người làm nên nước Nhật”. Trong số đó có một người nước ngoài duy nhất là tướng MacArthur của Mỹ. Cuốn sách này đã khiến cho rất nhiều người hiểu nhầm MacArthur là một vỹ nhân có công lao to lớn đối với Nhật Bản. Trước tiên cần đọc lại lời giới thiệu cuốn sách của bản tiếng Việt: “Trong số 12 người nói đến ở đây, không ai là vị vua khai thiên lập địa, cũng không ai là vị tướng tài đánh dẹp ngoại xâm. Mà họ là 12 người đã để lại ảnh hưởng sâu đậm đối với nước Nhật và người Nhật ngày nay. Họ là những người đã đưa ra quan niệm tôn giáo, tiêu chuẩn luân lý, phong cách xử thế, tức là những giá trị tinh thần của người Nhật, tới những cơ chế chính trị, kinh tế, xã hội còn tồn tại, hoặc vẫn còn ảnh hưởng lớn tới ngày nay.” Nhưng ngay cả quan điểm đánh giá như vậy có đúng không?
Ở Mỹ, MacArthur là một nhân vật có ảnh hưởng lớn. Nhiều tượng đài, công trình, đường phố mang tên ông ta. Không có gì ngạc nhiên Mỹ ra sức kể công những người Mỹ đối với các nước trên thế giới. Nhưng điều đó có đúng không. Quan trọng là người Nhật nghĩ gì chứ không phải người Mỹ nghĩ gì. Điều này cũng giống như ở Mỹ, John McCain là anh hùng dân tộc. Phó tổng thống, các nghị sỹ Mỹ sang thăm VN đều phải đến đặt hoa tưởng niệm McCain ở hồ Trúc Bạch. Nhưng đối với người Việt, ông ta chỉ là một giặc lái bị bắt sống, thậm chí còn là biểu tượng của không quân VN chiến thắng Hoa Kỳ.
Muốn biết người Nhật nghĩ gì về
MacArthur thì phải xem giới sử học Nhật Bản nói gì, chính quyền Nhật đánh giá
như thế nào, và nhân dân Nhật nghĩ gì.
+ Giới sử học phải có những lời ngợi
ca chính thức. Ví dụ phải có những cuốn sách do giới sử học viết ca ngợi ông
ta, chứ không phải chỉ là một vài lời khen ngợi vụn vặt, rời rạc, soi kính lúp
tìm kiếm trong nhiều ngày mới thấy.
+ Nhật Bản là đồng minh của Mỹ từ
thế chiến II đến nay. Nếu quả thật MacArthur có công lao to lớn như vậy thì các
chính phủ Nhật phải thể hiện sự tri ân đối với ông ta bằng nhiều cách khác
nhau. Tuy nhiên, không có một con đường, một công trình nào ở Nhật mang tên
MacArthur cả. MacArthur nhận được huân chương quan trọng nhất của Nhật Bản dành
cho một chính trị gia: Huân chương Đại Thập tự Hạng nhất. Nhưng rất nhiều người
khác, đặc biệt là 4 chính trị gia của VN cũng được Nhật Bản trao tặng huân
chương này. Đó là Phan Văn Khải, Vũ Khoan, Phạm Gia Khiêm, và Võ Hồng Phúc.
+ Năm 2006, một đài truyền hình của Nhật Bản Nippon Television tiến hành khảo sát quan điểm của người Nhật về “100 nhân vật lịch sử vĩ đại” mà họ yêu thích nhất. Danh sách 100 người này không giới hạn phải là người Nhật Bản. Kết quả cho thấy 2/3 trong số người trong danh sách là người Nhật, 1/3 là người nước ngoài. Có cả những cái tên như John Kennedy, Conan Doyler. Nhưng không hề có tên MacArthur (Xem wiki Top 100 Historical Persons in Japan).
Có người Việt viết rằng: "Tiếp đó MacArthur yêu cầu Nhật viết hiến pháp. Cứ viết là ông xé vì không hài lòng. Cuối cùng ông tự lập tổ viết. Hiến pháp Nhật đọc thoáng qua như Hiến pháp Mỹ. Nhưng Văn Minh hơn.". Hiến pháp là thứ các quốc gia liên tục sửa đổi. Một quốc gia như Nhật Bản, có truyền thống canh tân thì đương nhiên ủng hộ sửa đổi hiến pháp thường xuyên. Đấy là công việc của các luật gia chứ một tướng quân sự thì biết cái mẹ gì mà nói là công lao của ông ta. Chỉ có một kỳ sửa đổi hiến pháp rơi đúng vào thời kỳ ông ta quản lý. Nhưng Nhật Bản có nhiều kỳ thay đổi hiến pháp chứ đâu phải chỉ riêng kỳ đó. VN từ 1945 đến nay cũng sửa đổi hiến pháp đến 4, 5 lần, mặc dù không có ông MacArthur nào cả.
Thế nên việc xếp MacArthur trong nhóm “12 người làm nên nước Nhật” chỉ là quan điểm cá nhân của ông Taichi và sự tuyên truyền của Mỹ. (Tôi tạm thời kết luận Taichi là một nhân vật Me Mỹ, trước khi có thêm nhiều bằng chứng khác). Ở VN, số lượng me mỹ khá đông, Mỹ nói cái gì cũng tin, cho nên không có gì ngạc nhiên, huyền thoại về công lao của MacArthur được lan truyền rất nhanh. Hành tung của Taichi cũng rất khó tìm. Có một nguồn tin duy nhất nói ông này từng là Bộ trưởng Nhật trong khoảng hơn 1 năm, nhưng các nguồn tin khác thì nói là ông ta chỉ là một chuyên viên của Bộ Kinh tế Nhật.
Người Việt sùng bái phương tây rất
đông. Giờ bảo đánh giá công lao thì cũng khối kẻ sẵn lòng coi tổng thống
Eisenhower, toàn quyền Doumer, hay McCain là những vĩ nhân có công “khai hoá
văn minh”, “bảo vệ nền dân chủ” cho người Việt. Hoặc lâu nay có vô số kẻ ca
tụng Nguyễn Ánh, mặc dù giới sử học nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu của cả tây
lẫn tầu đều không thấy có bằng chứng gì có thể bù đắp tội “Cõng rắn cắn gà nhà”
của ông ta. Không phải giới sử học thù hằn gì Nguyễn Ánh. Trên thực tế, ở Hà
Nội có cả đường Nguyễn Hoàng, Duy Tân, Thành Thái, Hàm Nghi, có nghĩa là họ sẵn
sàng ghi nhận công lao của cả đời trước, đời sau Nguyễn Ánh. Khái niệm “cõng
rắn cắn gà nhà” là khái niệm của giới sử học quốc tế chứ chẳng riêng gì VN.
“GIÀU CHƯA CHẮC ĐÃ SANG, NHƯNG NGHÈO CHẮC CHẮN LÀ HÈN”
Người ta có câu: “Giàu chưa chắc đã sang nhưng nghèo chắc chắn là hèn”. Không chỉ nghèo tiền bạc dẫn đến hèn, mà nghèo tri thức cũng dẫn đến hèn. Trong trường hợp này là nghèo tri thức về kinh tế. Một số người còn tuyên truyền rằng chính vì VN không chịu luồn cúi, quỳ gối thần phục Pháp, Mỹ cho nên mới nghèo túng. Họ cho rằng dân Nhật vui vẻ chấp nhận Mỹ dạy cho một bài học bằng 2 quả bom nguyên tử, ngoan ngoãn chịu sự lãnh đạo của tướng MacArthur cho nên mới giàu có được như ngày nay.
Trên thực tế, Nhật Bản đã có lịch sử phát triển mạnh mẽ hàng trăm năm, trước thế chiến II. Hiện nay ở Nhật có 5000 công ty có tuổi đời trên 200 năm. Số doanh nghiệp có tuổi đời trên 1000 năm cũng là vài trăm. Mô hình Zaibatsu chính là các tập đoàn kinh doanh của Nhật Bản đã có từ thời Thiên Hoàng Minh trị. Đó là những mô hình sau này các Chaebol của Hàn Quốc học tập và thành công. Về khoa học, công nghệ, Thiên Hoàng Minh Trị đã học tập phương tây và áp dụng ở Nhật từ cách đây 150 năm. Trước thế chiến II Nhật Bản đã trở thành một đế quốc hùng mạnh. Thế nên Nhật Hoàng mới dám đem quân tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ. Nếu yếu kém thì làm sao họ dám chủ động tấn công Mỹ.
Chính vì tiềm lực kinh tế, khoa học, quân sự hùng mạnh có từ hàng trăm năm trước cho nên sau thế chiến II họ hồi phục vị thế rất nhanh. Những học thuyết, triết lý quản trị nổi tiếng của Nhật Bản như Thuyết Z, triết lý Kaisen, 5S đã trở thành kinh điển trong các sách giáo khoa về quản trị bậc đại học được giảng dạy trên khắp thế giới, kể cả ở Mỹ. Đến nay Nhật Bản đã có mấy chục giải Nobel các loại. Thế mà bảo nhờ công lao của một tướng Mỹ. Me tây thì cũng vừa phải thôi, me tây quá mức, thì không ai chịu đựng được.
Lịch sử là cuộc chạy đua tiếp sức.
Thế hệ trí thức Việt từ thế kỷ 17-19 đã thua rất xa người Nhật. Thế hệ trí thức
thế kỷ 20, 21 muốn bắt kịp Nhật Bản là rất khó.
"Cha già dân tộc" và văn hoá tôn thờ lãnh tụ
Lề trái thường tuyên truyền rằng chỉ các nước độc tài, cộng sản mới sùng bái lãnh tụ. Thật ra văn hoá tôn sùng lãnh tụ có ở hầu hết các quốc gia, chỉ khác nhau ở mức độ và cách thể hiện. Nhiều chính trị gia trên thế giới đã truyền cảm hứng, tạo ra những bước ngoặt lớn có tính quyết định đối với vận mệnh của cả một dân tộc, chẳng hạn NHƯ các vị khai quốc công thần hoặc những vị có công giành độc lập cho dân tộc. Họ thường được gọi là “Người cha của dân tộc”. Dưới đây là một số ví dụ:
+ Mahatma Gandhi (Ấn Độ): được người
Ấn ca tụng là “Người cha của dân tộc”, “Linh hồn vĩ đại”, “Vỹ nhân”, “Đại
nhân”.
+ Aung San (Miến Điện): Aung San là
cha của bà Aung San Suu Kyi. Mặc dù bị sát hại khi mới 32 tuổi, ông vẫn được
nhân dân Miến Điện gọi là “Người cha của dân tộc”, “Người cha của Quân đội Miến
Điện” bởi đã có công lớn thương lượng với người Anh để giành độc lập cho Miến
Điện và là người khai sinh ra quân đội Miến Điện.
+ Mustafa Kemal Atatürk (Thổ nhĩ
kỳ): Atatürk có nghĩa là “Cha già dân tộc” theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là danh
hiệu do Hội đồng Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ trao tặng vì những cống hiến to lớn của
ông đối với đất nước.
+ Nelson Mandela (Nam Phi): Được gọi
là “Cha già dân tộc” hay “Madiba”, nghĩa là “Cha già” theo tiếng thổ ngữ của
người Xosha ở Nam phi.
+ Tôn Trung Sơn (Trung Quốc): được
tôn là “Quốc Phụ”, “Người Tiên phong của Cách mạng” ở Trung Hoa Dân Quốc.
+ Mao Trạch Đông (Trung Quốc): được
gọi là “Lãnh tụ vĩ đại”, “Người thầy vĩ đại”, “Người cầm lái vĩ đại”.
VIỆC TÔN THỜ GEORGE WASHINGTON Ở MỸ
Ở Mỹ, thuật ngữ “Những người cha sáng lập” (Founding fathers) thường được sử dụng cho bốn tổng thống Mỹ đầu tiên, những người đã có công đóng góp trong thời kỳ đầu lập quốc: George Washington, John Adams, Thomas Jefferson, and James Madison. Trong đó Washington được coi là Người cha vĩ đại nhất. Ông được phong là “Đại thống tướng” theo nghị quyết của Quốc hội năm 1976, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày lập quốc.
Việc tôn vinh Washington vô cùng phong phú. Ngoài thủ đô mang tên Washington D.C., tên ông còn được đặt cho tiểu bang Washington, một tiểu bang có diện tích bằng 54% diện tích của toàn bộ Việt Nam. Ngày sinh của ông là ngày nghỉ lễ của quốc gia, thường được gọi “Ngày Washington” hoặc “Ngày tổng thống” để kỷ niệm chung tất cả các tổng thống. Tên của ông xuất hiện ở khắp nơi trên toàn quốc: tượng đài, tượng, nhà tưởng niệm, đường phố, sân bay, nhà ga, bến tàu, quảng trường, trung tâm mua sắm, công trình văn hoá, tổ hợp khoa học, tiền tệ, tem thư v.v…Có đến vài chục ngàn địa điểm, danh vị mang tên ông. Số lượng văn hoá phẩm chuyên về Washington cũng lên đến hàng nghìn.
Tuy nhiên, Washington cũng là nhân vật gây nhiều tranh cãi, bởi ông là một chủ nô và không phản đối chế độ nô lệ. Lúc ông qua đời nhà ông vẫn có hơn 150 nô lệ. Thời ông làm tổng thống (và kéo dài đến thập kỷ 1970s), các quyền được nêu trong bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ không bao gồm quyền cho Phụ nữ, Nô lệ, và Người da màu. Hai bang gần thủ đô là Maryland và Virginia có đến 30-40% dân số là nô lệ. Ông cũng phải chịu trách nhiệm về việc tàn sát, bức hại người da màu trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Chính vì vậy, trong cuộc nổi loạn sau cái chết của George Floyd năm 2020, tượng của Washington và Jefferson, hai tổng thống đồng thời là chủ nô đã bị giật đổ ở Portland.
Nhưng những điều đó không hề cản trở
tên tuổi và hình ảnh của ông vẫn được tôn sùng ở khắp nơi trên đất Mỹ, dù đã
hơn 200 năm kể từ ngày ông qua đời.
VIỆC TÔN THỜ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở VN
Những ví dụ trên cho thấy văn hoá sùng bái lãnh tụ là thứ rất phổ biến, kể cả ở các nước dân chủ phát triển. Hồ Chí Minh không chỉ tạo nguồn cảm hứng lớn đối cho dân tộc VN mà cả nhiều dân tộc khác, cho dù ý thức hệ khác biệt. Hơn 20 nước trên thế giới có tượng đài và bảo tàng kỷ niệm ông Hồ, bao gồm cả Pháp, Hungary, Ấn Độ, Arhentina, Mexico, Singapore.
Việc sùng bái Washington ở Mỹ chẳng hạn, đôi chỗ còn hơn cả Hồ Chí Minh ở VN. Ví dụ tên Washington được đặt cho thủ đô và cả một tiểu bang. Ngày sinh của ông là ngày nghỉ lễ quốc gia. Washington cũng chỉ là người trần mắt thịt, có nhiều sai lầm, thiển cận. Rất nhiều thế hệ người da đen, da đỏ oán ghét ông. Thế nhưng việc tôn thờ ông không hề suy giảm, dù quan niệm về nhân quyền của nước Mỹ đã thay đổi quá nhiều so với thời ông còn sống. Thế nên, sẽ chẳng có gì ngăn được những người như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp sẽ đi vào lịch sử như những lãnh tụ chính trị và quân sự lỗi lạc nhất của dân tộc.
Nói như vậy không có nghĩa là tôi đồng ý với việc lạm dụng quá mức hình ảnh Hồ Chí Minh như hiện nay. Đành rằng điều đó là một biện pháp để giữ vững niềm tin của người dân đối với đảng, và ổn định chế độ. Nhưng tôi e rằng nó không hiệu quả như kỳ vọng và thời gian đã quá lâu, cần phải dần thay thế bằng những cách khác. Đảng nên tiến hành trưng cầu ý kiến, trước tiên trong cộng đồng các đảng viên, để tìm kiếm những giải pháp thay thế.