Tuesday, January 23, 2024

"Nhân văn giai phẩm" và "cải cách ruộng đất"

Lâu nay rất nhiều người, đặc biệt là lề trái, suốt ngày lôi vụ “Nhân văn giai phẩm” ra đay nghiến cứ như thể đấy là một sai lầm của chính quyền Miền Bắc. Những người này đều không hiểu gì về việc quản trị quốc gia. Trong thời chiến, kỷ luật luôn luôn khắc nghiệt hơn thời kỳ bình thường. Ví dụ, chính quyền có thể tống động viên tất cả các nam công dân từ 16-50 tuổi phải sẵn sàng chiến đấu, không được phép xuất cảnh. Những người chỉ trích chủ trương của chính quyền có thể phải đi tù. Nếu không có kỷ luật sắt, cứ để dân thoải mái chỉ trích, chống lệnh, thì xã hội rất dễ nao núng tinh thần, dẫn đến thua trận. Đây là nguyên tắc trên khắp thế giới. Có thể quan sát rõ nhất là trong cuộc chiến Nga-Ukraina. Cả hai phe đều có những kỷ luật khắc nghiệt như vậy.

Thời kỳ 1955-1958 không phải là thời chiến nhưng cũng không phải là thời kỳ bình thường. Đấy là “thời loạn”, khi chính quyền Miền Bắc đấu tranh phi-vũ trang để chống phá hoại hiệp định Geneve và ổn định xã hội. Họ phải đối phó với vô số những tuyên truyền phá hoại của cả Pháp, Mỹ và đám tay sai ở Miền Nam. 1954-1956 là thời kỳ diễn ra cuộc di tản vào nam của hàng triệu tín đồ công giáo. Không khó để thấy, nếu để văn nghệ sỹ thoải mái chỉ trích chính quyền, hoặc tuyên truyền những hiện thực không đẹp về miền bắc thì sẽ khiến lòng dân hoang mang, bất mãn, xã hội rối loạn.

Chính vì vậy, việc lên án, bắt giam những người những tuyên truyền chống chính quyền, hoặc gây hoang mang, bất mãn là cần thiết. Các văn nghệ sỹ khác viết bài lên án họ cũng là cần thiết để ổn định xã hội. Những văn nghệ sỹ bị lên án, bỏ tù trong vụ nhân văn giai phẩm có sai không? Cũng giống như thời chiến, những người trốn lính, chỉ trích chính quyền không hẳn là sai, nhưng đó là những hành vi không thích hợp. Họ phải trả giá cho những hành vi đó là điều bình thường.

Nói tóm lại, trong vụ nhân văn giai phẩm, chính quyền miền bắc đã hành xử đúng để bảo vệ chế độ và ổn định xã hội. Các văn nghệ sỹ lên án, chỉ trích những đồng nghiệp có hành vi không phù hợp với thời thế cũng không hề sai. Vụ “Nhân văn giai phẩm” chỉ nói lên rằng “thời loạn” thì mọi thứ không thể như bình thường.

 

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Về vụ “Cải cách ruộng đất”, chính quyền đã thừa nhận sai lầm. Tuy nhiên mọi chính sách đều có mặt phải và mặt trái. Chủ trương cải cách ruộng đất cũng có mặt đúng đắn và thành công. Báo cáo của Đảng Lao động tháng 11/1953 nêu rõ: “Địa chủ chưa đầy 5% dân số cùng bọn đế quốc chiếm trên dưới 70% ruộng đất ở Việt Nam, còn nông dân gần 90% nhân số mà chỉ có trên dưới 30% ruộng đất. Không đầy 5% địa chủ bóc lột gần 90% nông dân bằng tô cao, lãi nặng”. Cải cách ruộng đất cũng đã thành công ở chỗ chia lại ruộng đất cho nông dân. Chính vì vậy, chính quyền Miền Bắc thừa nhận sai lầm nhưng nhiều trường hợp không trả lại đất đai vì không cần thiết. Nên nhớ rằng Cách mạng Pháp cũng góp phần phân chia lại đất đai cho tá điền và tước bỏ nhiều đặc quyền của giai cấp quý tộc. Nhưng sau đó, họ cũng có những biến tướng cực đoan như ở VN.

Nói tóm lại mọi vấn đề đều có mặt phải và mặt trái. Vụ “Nhân văn giai phẩm” mặt phải lớn hơn mặt trái rất nhiều. Còn vụ “Cải cách ruộng đất” mặt phải và mặt trái là tương đương. Điều cần đặt câu hỏi là tại sao nhiều người suốt ngày lải nhải những vụ cũ rích đã xảy ra quá lâu như vậy. Trên thế giới chả mấy người biết bà Cát Hanh Long, nhưng Martin Luther King thì vô cùng nổi tiếng. Điều ấy cho thấy mức độ tàn ác của chính quyền Mỹ và phương tây thời ấy đối với người da màu.

 

No comments:

Post a Comment