Mấy tuần nay dư luận lại sục sôi về chuyện mấy học giả ngành giáo dục và lịch sử từng có tên trong nhóm 72 người đòi bỏ điều 4 hiến pháp lại là những người làm tổng Biên tập và cố vấn chính của đề án xây dựng bộ sách giáo khoa phổ thông, bao gồm các môn lịch sử và văn chương. Trong số 72 người ấy, nhiều người xứng đáng được gọi là “tay sai của ngoại bang chống phá quốc gia”. Tuy nhiên, tôi đoán rằng một số người tham gia nhóm đó theo sự phân công của đảng. Bây giờ không phải là thời kỳ chia hai phe địch ta gay gắt. Đảng cộng sản cũng cần cài người vào giới trí thức thành đạt để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Việc quyết định chủ trương đường lối chính trị ở VN chủ yếu là do Bộ Chính trị thực hiện. Chỉ có các uỷ viên BCT thường xuyên được họp bàn với các chuyên gia đa ngành, được tiếp cận các thông tin tình báo, những trao đổi mật giữa các nguyên thủ quốc gia. Cho nên chỉ có họ mới thấy được bức tranh toàn cảnh về chính trị VN. Các đại biểu quốc hội và các bộ trưởng không được tiếp cận những thứ đó. Các bộ trưởng thường chỉ giỏi chuyên môn trong lĩnh vực của họ. Thế nên, không có gì khó hiểu một số đại biểu quốc hội và cựu bộ trưởng “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, đã tham gia nhóm 72 người đó. Ngoài ra, toàn bộ nhóm 72 là các quý vị hưu trí, được đào tạo ở VN hoặc Đông Âu. Họ không hiểu gì mấy về xã hội phương tây cho nên nhiều người có nhiều ảo tưởng sai lầm, phi thực tế. Nếu họ được đào tạo ở phương tây và được thường xuyên tiếp xúc với giới học giả phương tây, họ sẽ có cảm nhận khác về Marx và chủ nghĩa cộng sản. Giới khoa học phương tây hiện nay vẫn coi Karl Marx là một trong bốn trụ cột quan trọng nhất của ngành Xã Hội Học. Marx nghiên cứu kinh tế dưới góc độ xã hội học. Chẳng có nhà tư tưởng nào trong mấy thế kỷ gần đây được nghiên cứu nhiều như ông).
Họ cũng không hiểu gì về văn minh phương tây. Không có văn minh thì dân chủ trở thành vô nghĩa. Một ví dụ là đám chống cộng chỉ là rác rưởi của xã hội phương tây bởi đám này thường xuyên tuyên truyền thù hận, chia rẽ dân tộc, phỉ báng tiền nhân, bôi bẩn niềm tự hào chiến thắng ngoại xâm chính đáng. Ngoài ra, nhiều người quá thiếu kiến thức về quản trị nhà nước, trải nghiệm làm việc ở VN gần đây, và cơ hội được trao đổi với các chuyên gia về quản trị nhà nước. Đấy là chưa kể, nhiều người đã nghỉ hưu nhiều năm, rất lạc hậu với những kiến thức điều hành quốc gia tiên tiến. Đại đa số người trong nhóm 72 đó không phải là chính trị gia, lãnh đạo cao cấp. Họ là những học giả, nhân sỹ, trí thức thuộc các ngành tự nhiên, kỹ thuật, văn chương, lịch sử, tâm lý, nghĩa là trình độ hiểu biết không bằng sinh viên năm nhất của khối ngành quản trị nhà nước. Dĩ nhiên, họ cũng có thể tích lũy một số kiến thức đó thông qua trải nghiệm sống nhưng như vậy vẫn rất hạn chế.
Nhiều người trong số ủng hộ những thứ vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vụ Đồng Tâm (nơi mà năm 1997 dân làng bắt sống 38 công an, tưới xăng lên người 20 công an doạ đốt, và hơn 2 năm sau đó, dân tích trữ vũ khí trái phép và lập làng kháng chiến). Họ chỉ hiểu biết về phương tây qua giới chính trị gia, giới hoạt động chính trị hải ngoại, và truyền thông phương tây (vốn tuyên truyền méo mó để bảo vệ lợi ích nước họ).
Tôi không biết gì về các học giả thuộc nhóm xây dựng bộ sách giáo khoa . Bối cảnh họ tham gia nhóm đòi bỏ Điều 4 Hiến Pháp là khi quốc hội trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp 1992. Có thể họ là những người có tâm, nhưng vì những lý do kể trên cho nên hiểu biết hạn hẹp. Đông La lại tiết lộ một vấn đề khác là nếu không sử dụng các vị học giả đó thì không biết sử dụng ai. Bởi vì hiện nay số giáo sư giáo dục, lịch sử có kinh nghiệm quá ít. Nếu quả thật như vậy thì cứ để họ làm. Chỉ có điều, trước khi bộ sách được chính thức phát hành, cần phổ biến bản thảo cho nhóm trí thức chống phản động, me tây, lật sử rà soát.
Nghe nói chương trình biên soạn sách
giáo khoa đó thuộc gói tài trợ 77 triệu USD của World Bank, nhằm Đổi mới Giáo
dục Phổ thông, bao gồm rất nhiều hạng mục chứ không chỉ bao gồm biên soạn sách
giáo khoa: “hỗ trợ nâng cao kết quả học tập thông qua hỗ trợ đối mới và triển
khai chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên năng lực cho các cấp tiểu
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Dự án cũng sẽ hỗ trợ nâng cao hiệu
quả giảng dạy thông qua biên soạn và cung cấp sách giáo khoa tương thích với
chương trình giáo dục mới và cải thiện hệ thống thi cử”. Thật ra chỉ trừ chính
trị, lâu nay tất cả các lĩnh vực khác của VN đều thường xuyên nhận tài trợ và
cố vấn của các chuyên gia quốc tế. Những đề xuất nào hợp lý thì áp dụng, những
cái nào không hợp lý thì gạt đi. VN không thể một mình một kiểu mà phải hội
nhập với các chuẩn mực quốc tế. Lấy ví dụ, một số trường đại học VN đã lọt vào
các bảng xếp hạng quốc tế. Giáo dục phổ thông cũng phải phấn đấu đạt được các
chuẩn quốc tế như vậy.
No comments:
Post a Comment