Tác giả Sakayai Taichi từng viết cuốn sách có tên là “12 người làm nên nước Nhật”. Trong số đó có một người nước ngoài duy nhất là tướng MacArthur của Mỹ. Cuốn sách này đã khiến cho rất nhiều người hiểu nhầm MacArthur là một vỹ nhân có công lao to lớn đối với Nhật Bản. Trước tiên cần đọc lại lời giới thiệu cuốn sách của bản tiếng Việt: “Trong số 12 người nói đến ở đây, không ai là vị vua khai thiên lập địa, cũng không ai là vị tướng tài đánh dẹp ngoại xâm. Mà họ là 12 người đã để lại ảnh hưởng sâu đậm đối với nước Nhật và người Nhật ngày nay. Họ là những người đã đưa ra quan niệm tôn giáo, tiêu chuẩn luân lý, phong cách xử thế, tức là những giá trị tinh thần của người Nhật, tới những cơ chế chính trị, kinh tế, xã hội còn tồn tại, hoặc vẫn còn ảnh hưởng lớn tới ngày nay.” Nhưng ngay cả quan điểm đánh giá như vậy có đúng không?
Ở Mỹ, MacArthur là một nhân vật có ảnh hưởng lớn. Nhiều tượng đài, công trình, đường phố mang tên ông ta. Không có gì ngạc nhiên Mỹ ra sức kể công những người Mỹ đối với các nước trên thế giới. Nhưng điều đó có đúng không. Quan trọng là người Nhật nghĩ gì chứ không phải người Mỹ nghĩ gì. Điều này cũng giống như ở Mỹ, John McCain là anh hùng dân tộc. Phó tổng thống, các nghị sỹ Mỹ sang thăm VN đều phải đến đặt hoa tưởng niệm McCain ở hồ Trúc Bạch. Nhưng đối với người Việt, ông ta chỉ là một giặc lái bị bắt sống, thậm chí còn là biểu tượng của không quân VN chiến thắng Hoa Kỳ.
Muốn biết người Nhật nghĩ gì về
MacArthur thì phải xem giới sử học Nhật Bản nói gì, chính quyền Nhật đánh giá
như thế nào, và nhân dân Nhật nghĩ gì.
+ Giới sử học phải có những lời ngợi
ca chính thức. Ví dụ phải có những cuốn sách do giới sử học viết ca ngợi ông
ta, chứ không phải chỉ là một vài lời khen ngợi vụn vặt, rời rạc, soi kính lúp
tìm kiếm trong nhiều ngày mới thấy.
+ Nhật Bản là đồng minh của Mỹ từ
thế chiến II đến nay. Nếu quả thật MacArthur có công lao to lớn như vậy thì các
chính phủ Nhật phải thể hiện sự tri ân đối với ông ta bằng nhiều cách khác
nhau. Tuy nhiên, không có một con đường, một công trình nào ở Nhật mang tên
MacArthur cả. MacArthur nhận được huân chương quan trọng nhất của Nhật Bản dành
cho một chính trị gia: Huân chương Đại Thập tự Hạng nhất. Nhưng rất nhiều người
khác, đặc biệt là 4 chính trị gia của VN cũng được Nhật Bản trao tặng huân
chương này. Đó là Phan Văn Khải, Vũ Khoan, Phạm Gia Khiêm, và Võ Hồng Phúc.
+ Năm 2006, một đài truyền hình của Nhật Bản Nippon Television tiến hành khảo sát quan điểm của người Nhật về “100 nhân vật lịch sử vĩ đại” mà họ yêu thích nhất. Danh sách 100 người này không giới hạn phải là người Nhật Bản. Kết quả cho thấy 2/3 trong số người trong danh sách là người Nhật, 1/3 là người nước ngoài. Có cả những cái tên như John Kennedy, Conan Doyler. Nhưng không hề có tên MacArthur (Xem wiki Top 100 Historical Persons in Japan).
Có người Việt viết rằng: "Tiếp đó MacArthur yêu cầu Nhật viết hiến pháp. Cứ viết là ông xé vì không hài lòng. Cuối cùng ông tự lập tổ viết. Hiến pháp Nhật đọc thoáng qua như Hiến pháp Mỹ. Nhưng Văn Minh hơn.". Hiến pháp là thứ các quốc gia liên tục sửa đổi. Một quốc gia như Nhật Bản, có truyền thống canh tân thì đương nhiên ủng hộ sửa đổi hiến pháp thường xuyên. Đấy là công việc của các luật gia chứ một tướng quân sự thì biết cái mẹ gì mà nói là công lao của ông ta. Chỉ có một kỳ sửa đổi hiến pháp rơi đúng vào thời kỳ ông ta quản lý. Nhưng Nhật Bản có nhiều kỳ thay đổi hiến pháp chứ đâu phải chỉ riêng kỳ đó. VN từ 1945 đến nay cũng sửa đổi hiến pháp đến 4, 5 lần, mặc dù không có ông MacArthur nào cả.
Thế nên việc xếp MacArthur trong nhóm “12 người làm nên nước Nhật” chỉ là quan điểm cá nhân của ông Taichi và sự tuyên truyền của Mỹ. (Tôi tạm thời kết luận Taichi là một nhân vật Me Mỹ, trước khi có thêm nhiều bằng chứng khác). Ở VN, số lượng me mỹ khá đông, Mỹ nói cái gì cũng tin, cho nên không có gì ngạc nhiên, huyền thoại về công lao của MacArthur được lan truyền rất nhanh. Hành tung của Taichi cũng rất khó tìm. Có một nguồn tin duy nhất nói ông này từng là Bộ trưởng Nhật trong khoảng hơn 1 năm, nhưng các nguồn tin khác thì nói là ông ta chỉ là một chuyên viên của Bộ Kinh tế Nhật.
Người Việt sùng bái phương tây rất
đông. Giờ bảo đánh giá công lao thì cũng khối kẻ sẵn lòng coi tổng thống
Eisenhower, toàn quyền Doumer, hay McCain là những vĩ nhân có công “khai hoá
văn minh”, “bảo vệ nền dân chủ” cho người Việt. Hoặc lâu nay có vô số kẻ ca
tụng Nguyễn Ánh, mặc dù giới sử học nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu của cả tây
lẫn tầu đều không thấy có bằng chứng gì có thể bù đắp tội “Cõng rắn cắn gà nhà”
của ông ta. Không phải giới sử học thù hằn gì Nguyễn Ánh. Trên thực tế, ở Hà
Nội có cả đường Nguyễn Hoàng, Duy Tân, Thành Thái, Hàm Nghi, có nghĩa là họ sẵn
sàng ghi nhận công lao của cả đời trước, đời sau Nguyễn Ánh. Khái niệm “cõng
rắn cắn gà nhà” là khái niệm của giới sử học quốc tế chứ chẳng riêng gì VN.
“GIÀU CHƯA CHẮC ĐÃ SANG, NHƯNG NGHÈO CHẮC CHẮN LÀ HÈN”
Người ta có câu: “Giàu chưa chắc đã sang nhưng nghèo chắc chắn là hèn”. Không chỉ nghèo tiền bạc dẫn đến hèn, mà nghèo tri thức cũng dẫn đến hèn. Trong trường hợp này là nghèo tri thức về kinh tế. Một số người còn tuyên truyền rằng chính vì VN không chịu luồn cúi, quỳ gối thần phục Pháp, Mỹ cho nên mới nghèo túng. Họ cho rằng dân Nhật vui vẻ chấp nhận Mỹ dạy cho một bài học bằng 2 quả bom nguyên tử, ngoan ngoãn chịu sự lãnh đạo của tướng MacArthur cho nên mới giàu có được như ngày nay.
Trên thực tế, Nhật Bản đã có lịch sử phát triển mạnh mẽ hàng trăm năm, trước thế chiến II. Hiện nay ở Nhật có 5000 công ty có tuổi đời trên 200 năm. Số doanh nghiệp có tuổi đời trên 1000 năm cũng là vài trăm. Mô hình Zaibatsu chính là các tập đoàn kinh doanh của Nhật Bản đã có từ thời Thiên Hoàng Minh trị. Đó là những mô hình sau này các Chaebol của Hàn Quốc học tập và thành công. Về khoa học, công nghệ, Thiên Hoàng Minh Trị đã học tập phương tây và áp dụng ở Nhật từ cách đây 150 năm. Trước thế chiến II Nhật Bản đã trở thành một đế quốc hùng mạnh. Thế nên Nhật Hoàng mới dám đem quân tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ. Nếu yếu kém thì làm sao họ dám chủ động tấn công Mỹ.
Chính vì tiềm lực kinh tế, khoa học, quân sự hùng mạnh có từ hàng trăm năm trước cho nên sau thế chiến II họ hồi phục vị thế rất nhanh. Những học thuyết, triết lý quản trị nổi tiếng của Nhật Bản như Thuyết Z, triết lý Kaisen, 5S đã trở thành kinh điển trong các sách giáo khoa về quản trị bậc đại học được giảng dạy trên khắp thế giới, kể cả ở Mỹ. Đến nay Nhật Bản đã có mấy chục giải Nobel các loại. Thế mà bảo nhờ công lao của một tướng Mỹ. Me tây thì cũng vừa phải thôi, me tây quá mức, thì không ai chịu đựng được.
Lịch sử là cuộc chạy đua tiếp sức.
Thế hệ trí thức Việt từ thế kỷ 17-19 đã thua rất xa người Nhật. Thế hệ trí thức
thế kỷ 20, 21 muốn bắt kịp Nhật Bản là rất khó.
No comments:
Post a Comment