Sunday, March 5, 2023

VÌ SAO PHONG TRÀO ĐỐI KHÁNG THẤT BẠI? CÔNG VIỆC GÌ CŨNG CẦN CÓ NGƯỜI TÀI VÀ TRIẾT LÝ ĐÚNG ĐẮN

Bài viết dưới đây sẽ giải thích nguyên nhân vì sao phong trào đối kháng thất bại ở VN

https://docs.google.com/document/d/1EX4Bc3UT5inT6W1aTGW4zZQF6l_7pHXb/edit

Những cuộc yêu nước ồn ào

 

“Tiếc quả hồng ngâm lại để cho chuột vọc

Tiếc cho người ngọc lại để cho ngâu vầy

Tiếc nước Nam ta xây dựng để cho Me Tây tung hoành”

 

Tây cuốn gói về nước hết rồi. Nhưng Me Tây lại mọc ra hơi nhiều.

Lúc bình thường, me tây rất cuồng tây. Cái gì giống tây đều đúng, cái gì khác tây đều sai. Nhưng cứ đến những dịp như 17/2, me tây lại tổ chức những “cuộc yêu nước”, “cuộc tri ân liệt sĩ”…ồn ào, náo loạn cả cõi mạng. Chỗ này khoe đã mấy chục năm liền cứ đến ngày này họ lại tụ tập nghĩa trang để thắp hương. Chỗ nọ phơi ảnh chiến trường, ảnh liệt sỹ tùm lum tà la. Rồi thì tranh thủ tố cáo chính quyền không tri ân liệt sỹ đầy đủ. Rồi thì cằn nhằn sách giáo khoa lịch sử chỉ có 11 dòng nói về Chiến tranh Biên giới.

Ờ, thì cũng là một kiểu yêu nước !

Khôi hài là ở chỗ, trong 364 ngày còn lại, thấy thương binh, cựu chiến binh nào có ý bênh chế độ là me tây xông vào chửi cho nát mặt, chụp cho cái mũ “bò đỏ”, “bưng bô”. (Sao hồi chiến tranh các ông không hi sinh hết đi? Sao lại sống sót trở về, rồi mỗi dịp 30/4, 7/5, 27/7, 19/8, 10/10, 22/12 lại kể lể cho đám hậu sinh chuyện đời binh nghiệp, rồi còn tự hào chiến thắng. Hẳn là các me tây nghĩ vậy).

Trong nhiều thập kỷ, giới me tây câu kết với đám mắt xanh mũi lõ và Việt kiều chống cộng để lên án, chửi bới những người có quan điểm khác mình. Cũng hằn học, cay cú, khóc than, cứ như dân Bolsa thứ thiệt.

 

“Gió đưa Tây cuốn về trời

Me tây ở lại chịu đời đắng cay”

 

Đỉnh điểm của phong trào “Me tây yêu nước” là những đợt có anh chị chống cộng cuồng nhiệt bị bắt vào tù.

+ Có chị ăn tiền hải ngoại để chống cộng điên cuồng, thường xuyên vỗ ngực tự hào “Tôi chống cộng”.

+ Có anh chửi mắng cựu chiến binh như súc vật vì ông này không nhất quán, nhiều lần chỉ trích lên án, nhưng đôi khi vẫn ủng hộ đường lối của đảng.

Nhưng cứ đến dịp 17/2, các anh chị ấy lại lôi xềnh xệch các tấm gương liệt sỹ ra để tưởng niệm, khóc than. Cứ làm như trong các liệt sỹ ấy không có ai là đảng viên, đoàn viên thanh niên cộng sản. Cứ làm như họ không chiến đấu theo sự chỉ đạo của đảng. Các anh chị ấy được giới me tây ca ngợi ồn ào như những “anh hùng”. Me tây khuyến khích thanh niên quan tâm đến chính trị. Nhưng quan tâm thì phải chửi chính quyền, chứ ủng hộ thì lại là sai. Tiêu chuẩn yêu nước là phải: “Chống cộng, cuồng tây”!

Hàng năm, tôi hiếm khi đến nghĩa trang ngày 17/2. Nhưng tôi hay đi chùa mùng một. Nhiều chùa có bia tưởng niệm liệt sỹ thì tôi sẽ tranh thủ thắp cho họ một nén hương. Tôi biết, vô số người khác cũng vậy. Tri ân đâu nhất thiết phải đợi đúng dịp, đâu cần phải ồn ào.

Mẹ Đất Nước rất tinh. Mẹ thừa biết đứa nào yêu nước, tri ân liệt sỹ thực lòng, đứa nào chỉ giả vờ bởi triết lý rối loạn, lùng bùng.

Có nhiều người xót ruột vì kiều bào gắn bó với VNCH từng bị ngược đãi. Họ lên án chính quyền không thực tâm hoà giải dân tộc? Nhưng hoà giải dân tộc phải là nỗ lực từ cả hai phía. Ở những lĩnh vực khác, Việt Kiều vẫn thoải mái đi đi về về, hợp tác làm ăn, thì có gì mà phải hoà giải. Còn với những Việt kiều làm chính trị, suốt ngày tuyên truyền chống cộng, kích động phá phách thì hoà giải gì? Thỉnh thoảng họ lại kêu toáng lên về một vụ ngược đãi nào đó. Nhưng, thường đó là sự đáp trả việc họ gây ra vụ phá phách nào trước đó. Bản thân họ đã bao giờ thể hiện thiện chí gì đâu mà hoà giải?

Tôi là người gốc miền nam. Họ nội tôi gắn bó với VNCH và chính quyền Pháp thuộc hơn chế độ ngày nay. Chỉ riêng bố tôi từng tham gia kháng chiến. Họ nội tôi cũng từng chịu đựng nhiều sự ngược đãi sau 1975 cho nên tôi thừa hiểu họ nghĩ gì, cho dù trong họ tộc không bao giờ nói chuyện chính trị.

Xét cho cùng, sự bệnh hoạn và lụn bại của cộng đồng đối kháng cũng chỉ vì tư duy “chống cộng, cuồng tây”. Sau nhiều năm suy ngẫm, giờ đây tôi nghĩ thế này:

 

1.  Những người trong nước có quan điểm chính trị khác biệt phải hoà giải với nhau trước tiên. Không thuyết phục được nhau thì thôi, ai giữ quan điểm của người đấy. Không có ai là “bò vàng”, “bò đỏ”. Phải nỗ lực ứng xử lịch lãm, chung sống hoà bình, cùng xây dựng xã hội văn minh.

2.  Những người trong nước nhưng có thù hận với chế độ thì quan điểm thường cũng mất tính khách quan. Nếu họ thể hiện được sự cao thượng, vượt lên thù oán thông thường để nghĩ về tương lai của quốc gia thì mới đáng khen, nếu không chỉ là ham muốn trả thù tầm thường. Dĩ nhiên, chẳng thể kỳ vọng nhiều gì ở cộng đồng này, bởi ham muốn báo thù là một động cơ mạnh mẽ của con người. Thế nên ý kiến của họ thường chỉ để tham khảo.

3.  “Chống cộng” chỉ là quan điểm cực đoan, chia rẽ dân tộc, phỉ báng tiền nhân, bôi nhọ các thành tựu, chiến thắng chân chính của dân tộc, không thể phù hợp để tuyên truyền ở VN.

4.  Những người không có quốc tịch, cho dù là Việt Kiều, thì không có quyền công dân. Nếu là người lịch sự và hiểu biết, họ sẽ hiểu rằng họ không có quyền bức xúc, lên án thể chế chính trị của VN, bởi theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị” của Liên Hợp Quốc, có hiệu lực từ năm 1976, các dân tộc có quyền tự quyết về thể chề chính trị. Ý kiến của họ chỉ để tham khảo.

5.  Công dân VN phải quan tâm đến quyền lợi và ý kiến của những công dân khác hơn hẳn người nước ngoài. Nên hiểu rằng người nước ngoài thường không đủ cả “Tâm” lẫn “Tầm” để bàn về chính trị VN.

 

 

=====================

 

Dưới đây là bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân, một cựu chiến binh, người nhiều lần bị các me tây chụp mũ “bò đỏ”:

 

KHÔNG NÊN DẠY NGƯỜI KHÁC PHẢI YÊU NƯỚC THẾ NÀO

Thời Quốc xã, người Đức tự cho mình là những người yêu nước nhất hành tinh. Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, các nước thắng trận đã áp đặt các điều khoản bất công lên nước Đức bằng hoà ước Versailles 1919, khiến cho nước này nhục nhã không ngóc đầu dậy được. Và Hitler đã tuyên bố xé bỏ hoà ước này, nhanh chóng khôi phục kinh tế và tái vũ trang nước Đức để trả thù nỗi nhục thua trận. Chính tên đồ tể này đã khơi dậy cao độ tinh thần yêu nước của người Đức, dùng tinh thần yêu nước làm ngọn cờ tập hợp đám đông. Chính đám đông đã đưa Hitler lên cầm quyền, bằng con đường dân chủ. Và điều gì đã xảy ra với thế giới thì mọi người đã rõ.

Khi Hitler đã nắm chính quyền, lòng yêu nước của người Đức tiếp tục dâng cao, nhưng yêu nước thì phải đứng dưới ngọn cờ Quốc xã. Mọi sự yêu nước theo cách khác đều bị sát hại hoặc bị đưa vào trại tập trung. Thời đó, nước Đức là quốc gia có nhiều cờ xí nhất.

Sau Đại chiến 2, hơn ai hết người Đức đã hiểu ra cái giá mà mình phải trả. Cộng hoà liên bang Đức đã đi con đường riêng, lấy thị trường tự do làm nền tảng, đã tạo một sự phát triển ngoạn mục nhất châu Âu và nước Đức thống nhất đã tiếp tục đi theo con đường ấy với một tầm cao mới. Nước Đức ngày nay là một quốc gia khoan dung ít cờ xí nhất trên thế giới. Quốc kỳ Đức không được treo bừa bãi khắp nơi, nó chỉ được treo đúng nơi đúng chốn. Người Đức rất sợ tinh thần yêu nước khơi dậy không đúng chỗ, họ nhất định không để dân tộc mình đi theo "vết xe đổ" của lịch sử. Người Đức tự do ngày nay, dù yêu nước hay không yêu nước, đều sống hoà bình khoan dung lẫn nhau trên tinh thần pháp trị, không ai ép người khác phải yêu nước hay không yêu nước, người yêu nước theo cách này không ép người yêu nước theo cách kia phải yêu theo cách của mình.

Những "điều tốt" đều đáng hoan nghênh, nhưng khi những "điều tốt" trở thành chuẩn mực của đám đông bắt thiểu số phải phục tùng thì luôn diễn ra nguy cơ đầu rơi máu chảy. Trong xã hội tự do, con người chỉ cần tuân thủ luật pháp và không làm điều gì gây hại cho người khác. Buộc người khác phải làm "điều tốt" khi họ thấy không thích, trước sau gì cũng sẽ dẫn đến xã hội nô lệ được cai trị bằng súng ống và roi vọt.

Văn nghệ sĩ lề trái toàn tung hô đám chống cộng

“Trai phàm phu bất mãn, phỉ báng tiền nhân, mơ giành vé tị nạn. 

Gái háo danh bất tài, làm đĩ chống cộng, mộng giật giải nhân quyền.”


Hai câu thơ đó lột tả một hiện tượng nổi cộm của cộng đồng đối kháng VN.

 

Người Việt đã kém là kém đồng đều. Lề phải kém, lề trái cũng kém. Sự yếu kém chẳng của riêng ai. Văn nghệ sỹ tây có Sartre, Camus. Vừa làm văn, vừa định hướng tư tưởng cho xã hội. Văn nghệ sĩ ta thì chỉ là…văn nghệ sỹ mà thôi. Ngoài việc bất mãn, chửi bới, họ chẳng định hướng được cái gì ra hồn.

+ Lên án, phỉ báng những người không quan tâm đến chính trị, và những người có quan điểm chính trị khác mình.

+ Bới móc, bôi nhọ các liệt sỹ. Tung hô đám chống cộng như các anh hùng.


Hình như quý vị không hiểu “CHỐNG CỘNG” nghĩa là gì? Con ChatGPT còn biết Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) là một chủ nghĩa, giống như bất kỳ chủ nghĩa nào khác, đều có ưu điểm và nhược điểm. Hiện nay toàn bộ giới lãnh đạo đều là đảng viên cộng sản. Tuyên truyền chống cộng sẽ khiến họ cảm thấy lo ngại, cản trở đổi mới chính trị. Chống cộng nghĩa là chà đạp lên công lao, xương máu của cha ông, bôi nhọ các chiến thắng của dân tộc thế kỷ 20 bởi đều do đảng cộng sản lãnh đạo. Chưa kể chống cộng gây ra mất đoàn kết, không thể xây dựng xã hội văn minh. VN hiện nay có 9.2 triệu người có công với cách mạng, cộng thêm thân quyến của họ và cộng đồng những người tự hào với những chiến thắng của quân đội, tổng cộng lên tới vài chục triệu người có gắn bó với cộng sản, chưa tính đến những người thành đạt, đổi đời nhờ chế độ. Thế nên đám chống cộng chỉ có thể là rác rưởi, cực đoan, cuồng tín, không thể coi là đấu tranh vì dân tộc.

Ở Úc có cô KN còn khá trẻ, thủ lĩnh của một phong trào thanh niên. Tuy là con gái của một cựu sỹ quan VNCH, nhưng cô quyết định từ bỏ quan điểm “chống cộng” mà thay bằng quan điểm “chống độc tài”. Mặc dù khu vực cô sinh sống là nơi cư trú của cộng đồng Việt kiều tị nạn, vốn mang thù hận nặng nề, quan điểm của cô vẫn được hoan nghênh nhiệt liệt. Một người sinh ra và lớn lên ở hải ngoại có xuất thân như mà còn hiểu rằng tư duy “chống cộng” không phù hợp với bối cảnh VN. Vậy mà những người sống trong nước, thường xuyên theo dõi chính trị lại không hiểu được? Dĩ nhiên, ngay cả quan điểm "chống độc tài" đã thật sự phù hợp để tuyên truyền ở trong nước hay chưa còn là điều cần phải suy nghĩ thêm. Hay có thể chỉ cần một khẩu hiệu đại loại như "tăng cường dân chủ hoá". Những rõ ràng từ bỏ quan điểm "chống cộng" là điều nên làm.

Nhiều quý vị có lẽ buồn phiền vì quá ít người dấn thân đấu tranh đâm lú lẫn. Tôi đã giải thích về điều này trong bài: “Chính trị đối kháng: công việc gì cũng cần có người tài và triết lý đúng đắn”. Chính trị lề trái VN từ 1975 đến nay bị phương tây, giới chống cộng hải ngoại, và đám có thù hận với chế độ lũng đoạn. Thế nên triết lý, tổ chức, nhân sự đều bệnh hoạn, đương nhiên không thể thu hút, giữ chân được những người có tài, có trình độ, có nhân cách, cho nên lụn bại, tan rã là tất yếu.

Những quý vị có thù hận với chế độ thì không tính. Điều kỳ lạ là một số người chẳng có thù oán gì, thậm chí bản thân là “công thần” hoặc thân nhân là liệt sỹ, thương binh, hay từng bị giam cầm trong nhà tù thời Pháp, Mỹ cũng tung hô đám chống cộng. Cách đây mấy năm còn có một nhóm văn nghệ sĩ lề trái tụ tập bới móc, bôi nhọ chị Võ Thị Sáu. Bài học Đông Âu vẫn còn sờ sờ ra đấy. Tôi lưu ý quý vị rằng, nếu đảng khác lên nắm quyền thì khả năng cao là các đám chống cộng sẽ tuân lệnh các quan thầy mắt xanh, mũi lõ của chúng nó, trả thù, sỉ nhục thân nhân và bản thân quý vị.

Công ước Quốc tế về “Các Quyền Dân sự và Chính trị” của Liên Hợp Quốc có hiệu lực từ 1976 quy định rằng các dân tộc đều có quyền tự do quyết định thể chế chính trị của nước mình. Đến nay đã có 239 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước này. Công ước này cũng hàm nghĩa rằng người nước ngoài không được phép can thiệp vào các vấn đề nội bộ như Tự Do, Dân chủ của VN. Thế nhưng các chính phủ phương tây cố tình không giải thích cho công dân họ hiểu để tôn trọng thể chế chính trị của nước khác.

 

Chính trị không phải là trò đùa. Phải xác định rõ ràng:

+ Tư tưởng chống cộng chỉ là cực đoan, cuồng tín.

+ Người nước ngoài không có quốc tịch, cho dù là Việt kiều, thì không có quyền công dân và không có quyền bức xúc, lên án về các vấn đề tự do, dân chủ ở VN.

+ Tôn trọng khác biệt: Tôn trọng lựa chọn nghề nghiệp và quan điểm chính trị của những người khác trong xã hội. Thực tế cho thấy, cộng đồng đối kháng VN hiện nay thậm chí kém hơn mức trung bình của trí thức trong xã hội cả về trình độ và nhân cách.

Các nước phương tây đều đã ký “Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị”. Nhưng trên thực tế, họ tuyên truyền chống cộng ở khắp nơi để bảo vệ các giá trị tự do, dân chủ ở nước họ. Có nghĩa là họ không thật sự tôn trọng công ước đấy. Nhưng VN có các giá trị khác. Đặc biệt là phải tôn vinh những người đã đóng góp công lao, xương máu cho công cuộc giành độc lập, tự do, và thống nhất tổ quốc, và ghi nhận công bằng những công lao của đảng cộng sản. Chính vì vậy, tự do, dân chủ là quan trọng nhưng phải cân nhắc, để không chà đạp lên các giá trị ấy.

Trên đời làm gì có thứ tự do tư tưởng tuyệt đối. Hiện nay, Mỹ cấm các đảng viên cộng sản nhập quốc tịch, bao gồm cả văn nghệ sĩ. Không phải là đảng viên nhưng thường tuyên truyền cho CNCS xem họ có để yên không? Lại nhớ vụ hai bố con Samantha Smith, tuy không phải văn nghệ sỹ, nhưng chỉ vì ủng hộ hoà đàm với Liên Xô mà bị rơi máy bay. Hay nghệ sỹ phản chiến John Lennon bị ám sát ở New York thời chiến tranh lạnh, không ai dám chắc có phải vì chính trị hay không.

Gần đây nhiều người thắc mắc vì sao một loạt văn sỹ nổi tiếng không có tên trong sách giáo khoa. Đưa tên họ vào thì làm sao giáo dục chính trị cho các học sinh non nớt và cộng đồng dân trí thấp? Có người lập luận rằng Trần Dần dính vụ nhân văn giai phẩm vẫn được vinh danh. Trần Dần đã qua đời. Hơn nữa những phát biểu của ông ít ảnh hưởng đến thời nay. Để cho các ông bà văn nghệ sĩ nhận thức yếu kém, đang sống, có bài trong sách giáo khoa thì chẳng khác nào giúp họ tuyên truyền những quan điểm bậy bạ.

Hiện nay, không có ai trong độ tuổi lao động, am hiểu về quản trị nhà nước tham gia lề trái. Không chỉ văn nghệ sỹ mà hầu hết giới trí thức lề trái nói chung đều không đủ kiến thức cần thiết để hiểu về các vấn đề chính trị phức tạp. Đại đa số lề trái cũng không có năng khiếu triết học cho nên tư duy về phải-trái-đúng-sai rất méo mó, “Chỉ thấy cây, mà không thấy rừng”. Nhiều người còn vì "cái tôi" quá lớn cho nên không có khả năng thừa nhận sai lầm. Một số người ra khỏi đảng quay lại chỉ trích đảng là bình thường. Nhưng việc họ hàm hồ khái quát: “những đảng viên không từ bỏ đảng là cơ hội” là không tử tế, trung thực. Việc họ khái quát rằng: “lề trái là lề dân”, “lề phải chỉ toàn những kẻ hèn nhát, cơ hội” cũng là không tử tế, trung thực.

 

LƯƠNG TRI PHỔ QUÁT: VỊ THẾ KHÁC BIỆT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN Ở VIỆT NAM, TRUNG QUỐC, NGA SO VỚI ĐÔNG ÂU

Tôi là nhà nghiên cứu, không phải là đảng viên. Trong bài viết này tôi muốn nói về sự khác biệt về vai trò của đảng cộng sản đối với các dân tộc trên thế giới và về lương tri phổ quát, nghĩa là những ứng xử chung của các dân tộc. Hiểu được điều này sẽ giúp chúng ta đánh giá chính trị VN tốt hơn.

VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ LƯƠNG TRI PHỔ QUÁT 

Ở nhiều nước Đông Âu, vai trò của đảng cộng sản khá mờ nhạt, không có công lao gì đặc biệt đối với dân tộc. Đảng cộng sản ở nhiều nước Đông Âu do ngoại bang (Liên Xô) thành lập hoặc chuyển đổi, biến thành một thứ bù nhìn của ngoại bang. Công cuộc đấu tranh chống Liên Xô ở các nước này thực chất là chống lại sự can thiệp của ngoại bang. Nhưng sau này phương tây và giới chống cộng ở các nước này cố gắng diễn giải đó là đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản. Thế nên người dân các nước này có ác cảm với chế độ cộng sản.

Tuy nhiên, ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, và Nga, đảng cộng sản rất gắn bó và có công lớn đối với dân tộc. Ở Trung Quốc, đảng cộng sản có công chấm dứt nội chiến Quốc-Cộng, thống nhất đất nước, và từ 1980s đến nay, họ đưa Trung Quốc vào quỹ đạo trở thành siêu cường hàng đầu thế giới. Ở Nga, đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân chiến thắng phát xít và biến Liên Xô trở thành một trong hai siêu cường mạnh nhất thế giới. Chính vì thế, ngày nay dù đảng cộng sản không còn nắm quyền lãnh đạo, người Nga vẫn đánh giá cao các nhà lãnh đạo như Stalin và hoài niệm về Liên Xô. Năm 2000, quốc hội Nga đã lấy nhạc quốc ca Liên Xô làm nhạc quốc ca Nga, chỉ sửa lại phần lời cho phù hợp với thực tế. Một bài báo năm 2021 của đài FRI cũng phải thừa nhận rằng người Nga vẫn coi Stalin là anh hùng dân tộc, bất chấp phương tây ra sức bôi nhọ ông. 70% dân Nga coi sự nghiệp chính trị của ông là tích cực [1]. Những cuộc điều tra khác cũng cho thấy người Nga đánh giá cao các lãnh đạo đã nâng tầm Liên Xô nước Nga như Putin, Stalin và đánh giá thấp những người làm suy yếu nước Liên Xô như Gorbachev, Elsin. Còn ở VN, đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thắng lợi quân sự trước ngoại bang, đặc biệt là những chiến thắng chấn động địa cầu như trận Điện Biên Phủ và trận Điện Biên Phủ trên không.

Lương tri phổ quát là tư duy giống nhau của mọi dân tộc trong những tình huống tương tự. Trong bài viết này, tôi muốn nói đến lương tri phổ quát trong việc trân trọng những chiến thắng trước ngoại bang và tri ân những người đã phục vụ tổ quốc. Mọi chiến thắng và thành tích trên đấu trường quốc tế, bất kể trong lĩnh vực nào (quân sự, thể thao, giáo dục, khoa học,v.v…) đều là niềm tự hào của các dân tộc. Chừng nào còn đường biên giới quốc gia, sẽ không có dân tộc nào trên thế giới chối bỏ những niềm tự hào đó. Tri ân những người đã đóng góp công lao, xương máu trong các cuộc chiến tranh với ngoại bang cũng là hành vi phổ quát của tất cả các dân tộc trên thế giới, bất kể chế độ chính trị.

Chính vì lương tri phổ quát cho nên về lâu về dài, đa số người Việt, người Trung Quốc, và người Nga sẽ không bao giờ thù ghét chủ nghĩa cộng sản như phương tây mong đợi. Ở Liên Xô, những người sống cùng thời với Stalin có thể nghĩ rằng đó là thời kỳ khủng khiếp. Nhưng các thế hệ sau này tư duy công bằng hơn. Họ so sánh những vi phạm nhân quyền của Stalin với các tổng thống Mỹ cùng thời (đàn áp/bức hại cộng đồng da màu, ngược đãi phụ nữ, bóc lột công nhân tàn tệ) và thấy cũng chả khác gì nhau. Chính vì vậy, họ đánh giá cao chiến thắng phát xít và vị thế mà Stalin đem lại cho Liên Xô. Một vấn đề nữa là tri ân những người đã đóng góp công lao, xương máu cho tổ quốc. Lấy ví dụ, nước Mỹ can thiệp quân sự khắp thế giới và nhiều lần phải thừa nhận đó là sai lầm, không có lợi gì cho quốc gia. Nhưng chỉ có vài người phải chịu trách nhiệm về các cuộc chiến tranh. Người Mỹ luôn luôn tri ân các tướng lĩnh thừa hành và binh lính, bởi những người này có nghĩa vụ tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên, tham chiến để phục vụ tổ quốc. Người Mỹ hiểu rằng họ phải tri ân và không có quyền lên án, chê cười những sỹ quan và binh lính cấp thừa hành. Bởi nếu không, sau này mỗi khi đất nước cần tham chiến binh lính và sỹ quan sẽ chống lệnh, đào ngũ hết, để đợi công chúng tranh cãi vài chục năm xem cuộc chiến đó là đúng hay sai, chính nghĩa hay phi nghĩa. Đến nay đa số người Mỹ đều cho rằng việc Mỹ tham chiến ở VN là sai lầm, nhưng John McCain vẫn là anh hùng dân tộc. Ai dám có lời lẽ thiếu trân trọng ông tham chiến ở VN sẽ bị cả xã hội Mỹ ầm ầm lên án. Huống chi ở VN, những chiến thắng trước ngoại bang trong thế kỷ 20 là có thật, đem đến niềm tự hào thật sự cho dân tộc.

Phương tây thường cố gắng biện bạch rằng người dân ở các nước này không cần tự do, dân chủ. Đài RFI dẫn lời bà Khrushcheva, cháu gái của Tổng bí thư Khrushchev: “Người Nga chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không hề thích được tự do (…) Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, sự vô chính phủ hoành hành. Đối với chúng tôi, dân chủ đồng nghĩa với hỗn loạn, tội phạm, nghèo đói, thổ hào cát cứ và sự thất vọng. Trong nhiều thế kỷ, chúng tôi tìm kiếm lòng tự trọng từ Nhà nước. Chúng tôi hoài nhớ những vị quân vương xưa, những người đảm bảo trật tự, khêu gợi cảm giác ái quốc và khiến chúng tôi tin rằng Nga là một dân tộc vĩ đại” [1]. Bà Khrushcheva chỉ nêu lên một lý do là người Nga muốn phục hồi vị thế siêu cường của thế giới. Người Trung Quốc cũng có khát vọng ấy. Nhưng đó không phải là lý do quan trọng nhất. Lý do quan trọng nhất là tuyên truyền của phương tây đi ngược lại với lương tri phổ quát của nhân loại, bao gồm cả chính họ. Gần đây, chính quyền Mỹ công khai tuyên bố Trung Quốc và Nga là kẻ thù số 1 và 2 càng khiến cho người dân hai nước này hết ảo tưởng vào phương tây.

 

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC THẾ HỆ

Ở VN, có một nhóm khá đông, có lẽ đến vài triệu người, có hận thù với chế độ. Đó là những người phải chịu đựng những ngược đãi khi đảng cộng sản lên nắm quyền (v.d., những người hưởng bổng lộc thời Pháp thuộc, các quân cán chính VNCH và thân quyến). Đó còn là những người bị thiệt hại, oan ức do những sai lầm của chính quyền, chẳng hạn những dân oan bị mất nhà, mất đất, những người chịu án oan sai, hoặc có thân thân bị chết oan, tàn tật oan do sai phạm của lực lượng chấp pháp. Có thể gọi chung đó là “nhóm có thù hận với chế độ”.

Còn một nhóm khác cũng oán ghét chế độ. Đó là một số “công thần”, những người đã đóng góp công lao, xương máu trong các cuộc chiến tranh nhưng “sốc nặng” thời hậu chiến, bởi thực tế khác xa với những gì họ hình dung. Đó còn là nhiều cụ hưu trí, vốn không có thù hận với chế độ, nhiều người được chính quyền cho đi du học và/hoặc tạo điều kiện để có công danh địa vị trong xã hội. Thế nhưng họ có vẻ khá cay nghiệt với chế độ và hối thúc hậu bối đấu tranh để đổi mới chính trị. Nhiều người buộc tội họ cơ hội, vô ơn. Dù thông cảm với nguyện vọng đổi mới của họ, tôi cũng không khỏi băn khoăn về sự cay nghiệt ấy. Nhưng gần đây, đọc một số bài viết của họ, tôi chợt hiểu, có lẽ họ đã trải qua rất nhiều điều tồi tệ của thời bao cấp. (Một xã hội tù túng cả về vật chất lẫn tinh thần với nhiều lãnh đạo yếu kém). Những người là đảng viên thì còn phải chịu đựng những bất cập khác trong đường lối của đảng. Tất cả những điều đó đã gây cho họ những “chấn thương tinh thần”, tuy không rỉ máu như những vết thương của nhóm thù hận với chế độ. Có thể gọi chung đó là những “nạn nhân của thời bao cấp”.

Mang trong lòng mối thù hận hay oán ghét khiến cho những người đó nhìn nhận xã hội qua một lăng kính hằn học, cay nghiệt hơn những người khác. Chính vì vậy, họ khó có thể cảm nhận được xu hướng thay đổi tiến bộ của xã hội VN ngày nay. Những người đã từng là đảng viên có lẽ cũng ảo tưởng thái quá về sự tốt đẹp của các đảng phái ở phương tây. Đấy là chưa kể nhiều người có “cái tôi” rất lớn. Họ đều là các nhà chính trị salon, không hiểu gì mấy về sự bẩn thỉu của chính trị nhưng rất ngoa ngôn. Hoặc do tư duy đạo đức của họ có vấn đề cho nên không thấy lề trái cũng rất bẩn thỉu. Họ luôn nghĩ mình là “tấm gương về tài năng, đức độ” cho toàn xã hội noi theo.

Nhưng thế hệ công dân thời bao cấp còn có nhiều người khác. Đó là đông đảo những người chấp nhận thời thế hoặc ít quan tâm đến chính trị. Đó còn là đa số những người tự hào vì bản thân hoặc gia đình đã đóng góp công lao, xương máu trong chiến tranh. Họ cảnh giác với những gì đã xảy ra ở Đông Âu và thận trọng với cụm từ “đổi mới chính trị”. Nhóm này chiếm đa số trong xã hội.

Thế hệ của tôi cũng lớn lên trong nghèo túng của thời chuyển đổi từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Tôi học trường chuyên từ bé. Các bạn bè cấp II, III của tôi đều là những người giỏi giang, thành đạt. Hầu hết đàn ông trong số đó đều thường xuyên đọc tin tức chính trị lề trái. Họ cũng chứng kiến nhiều bất cập, yếu kém của khu vực công nhưng rất ít người bất mãn với chế độ (có lẽ dưới 1%). Tỷ lệ bức xúc sôi sục vô cùng nhỏ. Có lẽ là do với thế hệ tôi và sau tôi, cơ hội học tập, phát triển tài năng ở trong và ngoài nước, cơ hội định cư ở nước ngoài đã tương đối nhiều. Mức sống được cải thiện đáng kể. Khu vực tư nhân phát triển và cũng bộc lộ những xấu xí giống như khu vực công cho nên chúng tôi không đổ hết mọi khuyết tật của xã hội cho chính quyền. Đa số chúng tôi không nghĩ mình là nạn nhân của thời bao cấp.

Theo thời gian, các thế hệ có thù hận và oán ghét chế độ sẽ qua đi. Thế hệ F1 của họ có thể vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ tư duy của các bậc cha chú. Nhưng các thế hệ F2, F3 sẽ quên dần oán hận. Pháp luật tốt lên thì số lượng những sai phạm mới sẽ giảm đi, dần dần tiệm cận với các nước tiên tiến. Những người Việt sinh ra sau Đổi Mới sẽ tư duy giống như người Nga hiện nay. Họ sẽ đánh giá lịch sử một cách công bằng. Những gì thuộc về lương tri phổ quát sẽ tồn tại mãi.

[1] 65 năm Báo cáo “mật” : Tại sao Stalin vẫn được hoài niệm ở Nga?” FRI, 20/10/2021

 

Ngành ngoại giao, luân chuyển cán bộ, và dân chủ hoá

Ngoại giao là lĩnh vực rất quan trọng đối với hầu hết các quốc gia. Ở Mỹ, ngoại trưởng đứng đầu nội các, và ở vị trí thứ 4 trong danh sách kế vị chức tổng thống (sau phó tổng thống, chủ tịch hạ viện, và chủ tịch thượng viện). Ở VN, bộ trưởng bộ ngoại giao luôn luôn là UVTW, thậm chí nhiều người là UVBCT, Phó Thủ tướng.

Nhiều quan chức, lãnh đạo các cấp của ngành ngoại giao rất tâm huyết với dân chủ hoá nước nhà. Điều này cũng dễ hiểu. Các cán bộ ngành ngoại giao thường biết vài ngoại ngữ, đọc thông thạo báo chí nước ngoài. Nhiều người có thời gian công tác lâu năm (hoặc làm việc ở bộ phận quản lý của Bộ ngoại giao) ở các quốc gia dân chủ phát triển. Họ thấu hiểu những văn minh ở xứ người cho nên sốt sắng mong muốn áp dụng ở VN. Các cán bộ ngoại giao cũng thường ứng xử hoà nhã, khéo léo, có khả năng tạo ra môi trường thân thiện, dễ chịu hơn mặt bằng chung của xã hội.

Nhưng ngành ngoại giao làm việc chủ yếu với “chính sách đối ngoại”, trong khi tự do, dân chủ thuộc về “chính sách đối nội”. Ngành ngoại giao rất quan trọng đối với quốc gia bởi vì chính sách đối ngoại là lĩnh vực hết sức quan trọng chứ không phải vì các cán bộ ngành ngoại giao am hiểu về chính sách đối nội. Sự phân chia này đã bắt đầu từ khi đào tạo của ngành ngoại giao. Ở bậc đại học, cao học, các cán bộ ngành này chủ yếu học về chính sách đối ngoại. Khi ra công tác, họ cũng làm việc chủ yếu về đối ngoại. Họ có thể sống lâu năm ở nước ngoài, am hiểu chính sách đối nội của một vài quốc gia phát triển nào đó. Nhưng nói là họ có kinh nghiệm thực tiễn về chính sách đối nội của VN thì…có lẽ không đúng. Môi trường làm việc thân thiện, dễ chịu của ngành ngoại giao lại là nhược điểm, khiến họ khó hiểu sự phức tạp của vấn đề dân trí thấp và những bất mãn chế độ ở VN.

Ở VN, TW là nơi quyết định mọi đường lối, chủ trương quan trọng nhất của quốc gia. (Các chủ trương, đường lối liên quan đến dân chủ hoá chủ yếu cũng do TW quyết định). Sau khi TW ra quyết định, quốc hội chủ yếu chỉ thông qua. Để trở thành UVTW, các lãnh đạo của nhiều bộ ngành thường phải luân chuyển làm lãnh đạo ở địa phương (v.d. làm bí thư, chủ tịch UBND tỉnh). Điều này là do lãnh đạo các bộ, ngành thường chủ yếu làm việc với nhân viên của các bộ, ngành. Những nhân viên này thường có trình độ đại học trở lên và thông thạo một chuyên môn nào đó. Nếu họ bất mãn, chống đối hoặc làm việc không tốt thì có thể trừng phạt bằng cách sa thải, chuyển sang các công việc khác, hạ lương, thưởng. Nhưng lãnh đạo các tỉnh thường xuyên phải đối mặt với tỷ lệ dân trí thấp khá cao. Đa số công dân chỉ có bằng tiểu học, trung học. (VN hiện có chưa đến 29% dân số học đại học). Trình độ học vấn, trình độ văn hoá đều thấp. Nhiều mâu thuẫn, xung đột, nhiều ổ tội phạm và tệ nạn xã hội. Tỷ lệ bất mãn với chính quyền vì nghèo túng, an sinh xã hội kém, và các nguyên nhân khác khá cao. Thế nhưng các lãnh đạo tỉnh không thể “tống cổ” đám dân trí thấp, đầy rẫy bất mãn và tệ nạn ấy sang tỉnh khác được, và cũng không thể trừng phạt nếu họ không phạm pháp. Việc luân chuyển cán bộ như vậy sẽ giúp lãnh đạo các bộ ngành hiểu được sự phức tạp khi quản lý một quốc gia, bởi lẽ quốc gia cũng chỉ là một đơn vị địa lý cao hơn cấp tỉnh. Các lãnh đạo quốc gia cũng phải đối mặt với tỷ lệ cao dân trí thấp, đầy rẫy bất mãn và tệ nạn.

Cũng có một số lãnh đạo bộ, ngành, đoàn thể có thể vào TW ngay mà không cần luân chuyển làm lãnh đạo địa phương. Ví dụ lãnh đạo các đoàn thể (v.d. lãnh đạo đoàn thanh niên, các tổ chức đại diện cho công nhân, nông dân, dân tộc thiểu số), lãnh đạo một số bộ ngành thường xuyên chịu áp lực của công chúng như Y tế, Giáo dục; lãnh đạo các ngành như công an, quân đội vốn thường xuyên phải đối phó với các đối tượng phức tạp, và các âm mưu của ngoại bang kích động các nhóm dân trí thấp, các nhóm thiểu số. Trong khi đấy, nhiều lãnh đạo của các ngành như ngoại giao vào TW ngay là bởi vì đối ngoại là lĩnh vực rất quan trọng đối với quốc gia chứ không phải vì họ am hiểu về chính sách đối nội. TW quyết định rất nhiều vấn đề hệ trọng của quốc gia chứ không phải chỉ mỗi vấn đề liên quan đến đổi mới chính trị, cho nên cần nhiều chuyên gia am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau.

 

CẦN AM HIỂU VỀ DÂN CHỦ HOÁ ĐẾN MỨC NÀO?

Nhiều người thường xuyên viết trên lề trái được giới thiệu là cựu lãnh đạo các cấp ở khu vực công, (bao gồm các lãnh đạo ngành ngoại giao). Nhưng điều ấy chỉ đảm bảo họ có khả năng làm việc với cơ quan nhà nước một cách lịch sự, có văn hoá, chứ không đảm bảo là họ am hiểu về vấn đề họ muốn nói (ví dụ, về tự do, dân chủ). Họ đã từng thực sự nghiên cứu chuyên sâu hoặc có kinh nghiệm làm việc thực tiễn về một chủ đề nào trong đó chưa?

Ở các quốc gia phát triển, đại biểu quốc hội và các quan chức nhà nước thường tổ chức gặp gỡ công dân, chủ yếu là để lắng nghe nguyện vọng của dân hoặc để giải thích, vận động, thuyết phục công chúng về chủ trương, đường lối của chính quyền. Nhưng đấy không phải là những cuộc đối thoại với các chuyên gia. Hoặc một tổ chức chính trị-xã hội lớn nào đó có khả năng gây áp lực lên chính quyền cho nên chính quyền bắt buộc phải gặp gỡ lãnh đạo của tổ chức đó để đàm phán.

Tuy nhiên ở VN, các quý vị lề trái, kể cả cựu lãnh đạo các cấp, thường không có chuyên môn về lĩnh vực tự do, dân chủ. Họ đọc báo rồi chỉ trích, lên án, nhưng không thật sự am hiểu ở mức chuyên gia. Ví dụ, họ có biết rằng các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra Dân chủ không có mối liên quan trực tiếp đến Phát triển? Hoặc các hoạt động tham vấn cộng đồng về luật lệ, chính sách cũng là dân chủ? Dân chủ đâu phải chỉ có mỗi chuyện đa đảng và bầu cử đa đảng. Ý kiến của họ thường rất chung chung, kiểu như “hãy dân chủ hoá để giải phóng nguồn lực”, “hãy cho phép xã hội dân sự”, nhưng cụ thể từng bước cần phải làm gì thì họ không biết. Họ cũng không phải là một tổ chức chính trị lớn, quy củ, để có thể tạo ra áp lực đáng kể khiến chính quyền buộc phải ngồi vào bàn đàm phán.

Điều chắc chắn là đảng cộng sản không thể thực hiện ngay những mô hình bầu cử dân chủ, đa đảng, tam quyền phân lập, tự do báo chí, xã hội dân sự, tổ chức chính trị hoạt động thoải mái như phương tây ở thời điểm hiện nay. (Lý do thì tôi đã giải thích trong bài “Vì sao đảng cộng sản cương quyết không để mất chế độ”). Nhưng họ vẫn có thiện chí đổi mới chính trị một cách tiệm tiến. Ví dụ có 1000 bước để đạt được dân chủ như phương tây, họ cần những người đưa ra những đề xuất thuộc về 20 bước đầu tiên. Các lãnh đạo nhà nước không tự nghĩ ra 20 bước đấy. Những người đề xuất 20 bước ấy là chuyên viên các bộ ngành, các chuyên gia nghiên cứu hoặc có kinh nghiệm thực tiễn, hoặc đôi khi là người dân. Lãnh đạo nhà nước chỉ phê duyệt hoặc bác bỏ các đề xuất đấy. Nhưng hiện nay rất ít người thực sự tâm huyết nghiên cứu để đưa ra những đề xuất như vậy. Nếu không có người đề xuất thì các lãnh đạo nhà nước cũng sẽ không làm gì. Hoặc chuyên viên các bộ ngành cũng có những đề xuất về đổi mới chính trị, nhưng không theo hướng “các công dân lề trái” mong đợi.

Tôi đồng ý rằng quốc hội và chính phủ rất nên thiết kế cơ chế để quan chức chính quyền và đại biểu quốc hội gặp gỡ công dân như ở phương tây. Riêng việc gặp gỡ như vậy đã là một bước tiến về mặt dân chủ.

Nhưng để có những cuộc đối thoại đúng nghĩa với các chuyên gia thì lề trái hầu như rất hiếm chuyên gia về dân chủ hoá. Hiện giờ các bộ ngành đều khuyến khích công dân đóng góp ý kiến để cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước, bao gồm cả các ý kiến tăng quyền công dân. Nhưng đó phải là những đề xuất, sáng kiến có thể áp dụng ngay hoặc chỉ cần sửa chữa đôi chút. Những ý kiến chung chung thường đăng ở báo chí lề trái như hiện nay thì chỉ là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi !”

 

Tin giả và trách nhiệm giải trình

Từ một clip không rõ ràng được quay từ toà nhà đối diện, nghĩa là người quay hoàn toàn không có khả năng tiếp cận hiện trường, vậy mà thiên hạ đồn đại một vụ nhiều quân nhân hiếp dâm một nữ sinh rất ly kỳ. Đại diện trường Quân sự quân khu 7 đã giải thích rằng thông tin nữ sinh bị hiếp dâm hoàn toàn là sai sự thật. Clip sau đó bị cắt ghép và lan truyền khắp nơi. Vậy mà nhiều người, bao gồm những người có trình độ cao, vẫn tiếp tục thắc mắc đòi giải trình. Có luật gia còn nêu câu“dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” để nhắc nhở trách nhiệm giải trình.

Nói dân trí người Việt thấp có lẽ cũng không oan chút nào!

Không hiểu họ muốn giải trình cái gì nữa? Chỉ cần giải trình nếu như có những bằng chứng tương đối rõ ràng tổn hại về vật chất hoặc tinh thần, hoặc có bằng chứng về hành vi gây hại. Ví dụ, có clip quay được cảnh quân nhân lột quần áo của nữ sinh, hoặc nằm đè lên người nữ sinh, thì mới cần giải trình thêm. (Ngay cả chụp ảnh được cảnh nằm đè lên người nhau cũng chưa chắc đã là hiếp dâm. Bởi vì có thể do trượt chân ngã hoặc có chuyện gì đó dẫn đến xô xát.) Hàng ngày, vô số kẻ thiếu thiện chí có thể sản xuất ra hàng trăm cái clip không rõ ràng, rồi cắt ghép thông tin. Không lẽ các cơ quan cứ phải chạy theo giải trình cả trăm vụ tố cáo điêu toa? Vậy thì lấy đâu ra thời gian để làm những việc khác quan trọng hơn?

Dĩ nhiên vẫn có một xác suất nhỏ nào đó thông tin bị bưng bít. Nếu có nghi ngờ, các nhà báo hoặc nhà điều tra có nghiệp vụ có thể sẽ tìm hiểu thêm. Mọi quốc gia đều có những vụ bưng bít thông tin. Nhiều khi do thiếu thời gian hoặc nhân sự có nghiệp vụ điều tra, họ vẫn phải chấp nhận xác suất đó.

Chỉ trích, nghi ngờ thì rất dễ. Nhưng nếu một người tự tin là có trình độ thì hãy thử đặt mình vào địa vị cơ quan bị buộc tội để tư duy. Khi ấy, có thể bạn sẽ hiểu những chỉ trích, nghi ngờ của mình thừa thãi đến mức nào. Một người có kiến thức về một lĩnh vực quản trị nhà nước thì không nên coi mình là nhân dân, mà phải là người giải quyết vấn đề. Trong bối cảnh đội ngũ chuyên viên, chuyên gia đều yếu kém, hãy tự hỏi: “Nếu không phải mình giải quyết vấn đề thì ai sẽ làm việc đó?”

 

CÓ NÊN CHIA SẺ CÁC THÔNG TIN TỐ CÁO KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC?

Khi xuất hiện các thông tin tố cáo cá nhân/tổ chức không rõ xuất xứ thì người dân không nên tuỳ tiện phát tán. Cùng lắm chỉ nên liên hệ, khuyến khích người bị hại hoặc gia đình họ đăng tin công khai. Tuy nhiên, nếu khuyến khích họ đăng tin nhưng lại cố vấn cho họ thêm mắm muối, làm sai lệch bản chất của vụ việc, thì người khuyến khích cũng phải chịu trách nhiệm về tội xuyên tạc, vu khống.

Ở VN hiện nay, chính quyền nói chung không ngăn cản người bị hại hoặc gia đình họ tố cáo công khai. Ví dụ, việc tụ tập đông người thường không được khuyến khích. Tuy nhiên, những người bị hại trực tiếp trong nhiều vụ việc (v.d., nạn nhân của các công ty bán trái phiếu lừa đảo, những người mất nhà, mất đất oan ức) vẫn thường tụ tập khiếu kiện mà không hề bị công an không ngăn cản.

Nhưng ngay cả khi bản thân hoặc gia đình người bị hại đăng tin công khai thì cũng không nhất thiết thông tin đó là chính xác. Thế nên chỉ khi báo chí chính thống đưa tin hoặc có kết luận của toà án thì có thể đăng tin lại. Đấy là chưa kể nhiều vụ việc nhạy cảm. Ví dụ một người bị cưỡng bức nhưng gia đình họ không muốn công khai thông tin cho cả nước biết, để đỡ tổn thương tâm lý cho nạn nhân. Khi ấy người ngoài đưa tin lên mạng sẽ là làm hại nạn nhân.

 

VÌ SAO ĐẢNG CỘNG SẢN CƯƠNG QUYẾT KHÔNG ĐỂ MẤT CHẾ ĐỘ

Không ai yêu thích triết học mà lại phủ nhận sạch trơn Karl Marx. Ông vẫn là nhà tư tưởng vĩ đại của thế giới. Nhiều triết lý của ông đúng đắn cho nên đã góp phần cải tạo chủ nghĩa tư bản. Ví dụ, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân hay quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Chẳng có triết gia nào trên thế giới viết được toàn những điều đúng đắn. Chủ nghĩa tư bản cũng đầy rẫy tư tưởng dã man, mọi rợ. Hiện nay hầu như không có nước nào trên thế giới theo đuổi chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa cộng sản nguyên gốc, mà đều có sự pha trộn nhiều loại tư tưởng khác nhau. VN cũng không phải là ngoại lệ.

Điểm yếu nhất của chủ nghĩa cộng sản là quyền tự do, dân chủ. Điểm yếu nhất của chủ nghĩa tư bản là bất bình đẳng. Soi chiếu vào hoàn cảnh VN thì không khó để thấy, khắc phục bất bình đẳng quan trọng hơn những tự do, dân chủ. Bất bình đẳng lớn cho nên đa số người dân vẫn rất nghèo, an sinh không đảm bảo. Cải thiện những thứ đó quan trọng hơn là những quyền bẩu cử tự do phù phiếm. Ngoài ra, phương tây hay chỉ trích về nhân quyền ở VN. Tuy nhiên, nhân quyền là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả quyền được khám chữa bệnh, quyền có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, quyền được học tập phổ thông của trẻ em vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, quyền bình đẳng giới, quyền của người đồng tính, các chính sách ưu tiên cho người yếu thế (người già, người tàn tật, người thiểu số, người di cư) v.v... Quyền mưu cầu hạnh phúc, không phải sống đói nghèo cũng thuộc về nhân quyền. Trên thực tế, VN làm khá tốt việc xoá đói giảm nghèo, cung cấp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, cơ hội học tập phổ thông cho toàn dân, quyền cho phụ nữ, quyền của người đồng tính, quyền cho người yếu thế. Thế nên VN hai lần được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Các nhà “đấu tranh dân chủ” ở VN rất kém hiểu biết về nhân quyền, nhưng bị phương tây giật dây, cho nên suốt ngày chửi bới linh tinh, thậm chí còn phản quốc. Ví dụ, họ ủng hộ các nhóm Tin lành Đề Ga, Tin lành Đấng Christ, đạo Giê Sùa. Trong khi đó là các nhóm tôn giáo kích động người thiểu số ở Tây Nguyên thành lập Nhà nước Đề Ga riêng (thủ phủ Ban Mê Thuật, tách khỏi VN), và kích động người H’Mông ly khai để thành lập Vương Quốc Mông ở Xiêng Khoảng, giáp biên giới Việt-Lào.

Ở VN, đảng cộng sản lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm phương tiện để đạt được mục đích chính là bảo vệ chế độ. Tuyên truyền của tuyên giáo cũng nhằm mục đích chính là để bảo vệ chế độ. Chế độ nào cũng phải có học thuyết nền tảng. Chủ nghĩa Marx-Lenin gần như là học thuyết duy nhất gần đây bảo vệ nền chuyên chính. Nhưng tại sao đảng cộng sản lại cương quyết không để mất chế độ? Có một số nguyên nhân chính sau đây:

+ Để đảm bảo được việc đền ơn, đáp nghĩa hàng triệu công dân đã đi theo đảng trong suốt 4 cuộc chiến tranh. (9.2 triệu người có công với cách mạng cùng với thân quyến của họ, tổng cộng lên tới vài chục triệu người).

+ Đảm bảo tôn vinh đầy đủ những chiến thắng và di sản đáng tự hào của 4 cuộc chiến tranh của dân tộc.

+ Hận thù từ cuộc chiến Nam-Bắc vẫn còn sâu nặng và tuyên truyền chống cộng của phương tây vẫn rất mạnh. Nếu để mất chế độ thì sẽ không thể kiểm soát được sự trả thù đối với những người cộng sản và những người đang phục vụ chế độ.

+ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Hiện giờ đội ngũ chuyên gia còn kém, không thể có dân chủ đúng nghĩa. Bởi lẽ dân chủ chỉ là cơ chế. Quan trọng nhất là đội ngũ chuyên gia vận hành cơ chế đấy phải giỏi thì cơ chế mới vận hành tốt.

+ Lo ngại về dân trí thấp, mức thu nhập thấp, an sinh kém, nếu để mất chế độ dễ dẫn đến hỗn loạn, không có dân chủ đúng nghĩa.

+ Không ổn định chính trị thì không thể phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội.

+ Lo ngại về toàn vẹn lãnh thổ: Sự tan rã của Liên Xô đi kèm với mất đất đai và 15% dân số là bài học đau buồn đối với tất cả các quốc gia chuyển đổi. Nếu VN có sự xáo trộn chính trị thì rất dễ dẫn đến việc ngoại bang kích động ly khai, dẫn đến mất lãnh thổ.

 

Tôi cũng tin rằng các giảng viên triết học của VN còn kém, không thể giải thích một cách thuyết phục cho sinh viên về những lợi ích của triết học Marx-Lenin. Hơn nữa, họ không có sự kết nối giữa triết học và các ngành khoa học xã hội khác để hiểu được những ứng dụng của nó.

Nhưng tôi nghĩ rằng đường lối chính trị chung ở VN hiện nay không sai. Hãy thử đặt mình vào địa vị của nguyên thủ quốc gia, phải chịu trách nhiệm với số phận của hàng trăm triệu con người, bạn sẽ hiểu. Việc tiến hành đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, tự do báo chí đều dẫn đến suy yếu uy tín của đảng và làm tăng nguy cơ để mất chế độ. Thế nên họ rất ngần ngại.

Hồi 2013, hơn 100 nhân sỹ có danh tiếng ký kiến nghị đổi mới chính trị, trong số các đề nghị, có một đề nghị là Đảng đổi tên trở lại là Đảng lao động. Nhưng điều đó đương nhiên vô ích. Bởi vì điều xác định một đảng có phải là cộng sản hay không dựa trên triết lý nền tảng Marx-Lenin chứ không phải cái tên. Thời kỳ 1951-1976, đảng cộng sản lấy tên là Đảng Lao động. Hoặc Đảng lãnh đạo Lào hiện nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Nhưng phương tây vẫn gọi đó là các đảng cộng sản chính vì học thuyết nền tảng Marx-Lenin. Nhưng lý do đến giờ họ vẫn lựa chọn học thuyết đó thì đã giải thích trong bài.

Chống tham nhũng và lương ở khu vực công

Tôi không thích những thứ phi logic. Việc kêu gọi lãnh đạo khu vực công phải liêm chính, chấp nhận lương thấp, tận tuỵ làm việc là một thứ phi logic như vậy. Nhưng không thể lấy ngân sách nhà nước để trả lương cao cho họ. 

Hãy coi mỗi cơ quan Bộ/Ngành/UBND Tỉnh giống như một công ty. Các cơ quan như vậy đều quản lý nhiều đơn vị sự nghiệp có thu phí dịch vụ. Thu nhập của mỗi cấp lãnh đạo sẽ bao gồm mức Lương Cứng (khá thấp, lấy từ tiền ngân sách) và Thu nhập Bổ sung (lấy từ lợi nhuận của các đơn vị sự nghiệp có thu).

Hàng năm, mỗi Bộ/Ngành/UBND Tỉnh sẽ tự lập Bảng Đề xuất Thu nhập Bổ sung cho các cấp lãnh đạo thuộc sự quản lý của họ, từ cấp trưởng phòng cho đến bộ trưởng/chủ tịch UBND Tỉnh dựa trên lợi nhuận từ các đơn vị sự nghiệp đó. Đơn vị nào làm trực tiếp có thể có thu nhập cao hơn một chút. Điều này tương tự như các Bảng Lương của các công ty.

Các cơ quan đảng và các tổ chức chính trị-xã hội nhà nước gộp lại với nhau thành một hệ thống riêng. Thu nhập của lãnh đạo các cấp của hệ thống này lấy từ các đơn vị sự nghiệp có do hệ thống này quản lý.

Các Bảng Đề xuất này sẽ nộp để báo cáo với Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ thực tế chỉ đặt mức trần thu nhập cho các cấp lãnh đạo chứ không can thiệp. Ví dụ, thu nhập của Bộ trưởng/Chủ tịch Tỉnh không quá 300 triệu/tháng, Thứ trưởng/Phó chủ tịch không quá 250 triệu/tháng. Cục trưởng/Vụ trưởng/Giám đốc Sở-Ban-Ngành không quá 200 triệu/tháng, Cục phó/Vụ phó/Phó giám đốc Sở-Ban-Ngành không quá 150 triệu/tháng.

Cách làm như vậy cho phép minh bạch thu nhập của các cấp lãnh đạo và thu nhập đó không thấp. Thực tế, trước nay không làm như vậy thì nhiều đơn vị sự nghiệp vẫn phải lén lút hối lộ cho các cấp lãnh đạo, vừa tha hoá nhân cách của cả hai bên, vừa không quản lý được luồng tiền. Những lãnh đạo muốn đàng hoàng liêm khiết cũng khó sống vì thu nhập quá thấp.

 

KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE

Singapore lấy tiền ngân sách trả lương cho công chức. Nghe nói họ tính lương bằng mức trung bình của 10 doanh nghiệp hàng đầu của ngành ở mỗi cấp tương ứng. Nhưng như vậy quỹ lương của ngân sách quá lớn. Thực tế, trên thế giới chỉ mỗi Singapore làm được như vậy. Ở VN mà lấy tiền ngân sách trả lương rất cao cho lãnh đạo thì dân sẽ chửi chết vì đấy là tiền thuế của họ.

Singapore làm được như vậy có lẽ vì nước đó quá bé, chỉ có 5 triệu dân, bằng một thành phố trung bình ở VN. Lý Quang Diệu làm thủ tướng 31 năm, bản thân ông vừa liêm khiết vừa là lãnh đạo xuất sắc. Vì Sing rất bé, chỉ bằng một thành phố cho nên ông ấy giám sát được đến cấp quận, huyện, bộ ngành. VN có 63 tỉnh, không lẽ cần đến 63 ông Lý. Kiếm được 1 ông đã là rất khó. Giả dụ 1 tỉnh nào đó của VN cần phải lựa chọn giữa ông A liêm khiết nhưng lãnh đạo không giỏi (không quyết đoán, ít sáng tạo) và ông B không liêm khiết lắm nhưng là lãnh đạo giỏi. Bạn sẽ chọn ai? Tôi vẫn lựa chọn ông B, chấp nhận mất một ít tiền ngân sách nhưng phát triển tốt. Nhưng rõ ràng như vậy kế hoạch xây dựng hệ thống lương như Singapore sẽ phá sản.

Ở Sing, sau khi Lý Quang Diệu mãn nhiệm, hệ thống lương đã vào guồng tốt rồi thì vẫn vận hành được. Hơn nữa, vì nước bé nó nên vẫn vận hành tốt.

Vai trò của giới hàn lâm trong việc nâng cao dân trí chính trị

1) CÓ CẦN THIẾT PHẢI KHAI TRÍ CHÍNH TRỊ? Chính trị là một lĩnh vực chuyên môn sâu, giống như xây dựng. Nếu bạn chưa từng được học bài bản về xây dựng và chưa từng tham gia thi công công trình xây dựng nào thì bàn về xây dựng chỉ là tán phét cho vui. (Hơn thế, chính trị là lĩnh vực đòi hỏi kiến thức đa ngành. Nhiều việc quan trọng, phức tạp của quốc gia cần nhiều chuyên gia cùng trao đổi, bàn bạc chứ không một cá nhân nào có thể tự quyết).

Người ta chỉ nâng cao dân trí đối với những thứ đơn giản, có thể hiểu được trong thời gian ngắn, và chỉ đòi hỏi năng lực tư duy ở bậc phổ thông. Còn những lĩnh vực chuyên môn sâu như chính trị, xây dựng, y tế, khoa học máy tính, muốn có kiến thức cơ bản thì nên theo các khoá học nghiêm túc. Để có thể góp ý cho những vấn đề quan trọng như "Có nên thực thi tam quyền phân lập hay không", "Tự do báo chí đến mức nào là vừa" thì thậm chí phải có trình độ cao học về một ngành thuộc quản trị nhà nước. Một số người có thể có những kiến thức đó thông qua trải nghiệm thực tế (v.d., làm quan chức hoặc lãnh đạo trung, cao cấp ở khu vực công). Nhưng hầu hết công dân trong xã hội không có cơ hội đấy thì có một con đường phổ biến hơn là tham gia những khoá cao học ở trong hoặc ngoài nước.

Trên các diễn đàn, người ta vẫn tán nhảm về đủ thứ, chính trị, xây dựng, y tế, khoa học máy tính. Nhưng ông A mô tả con mắt, ông B cái đuôi, bà C cái chân voi thì vẫn chẳng thể giúp nhóm khán giả mù hình dung đúng về con voi. Đấy là chưa kể, cùng mô tả mắt voi, ba ông A, D, F mỗi người nói một phách thì làm sao các khán giả mù hiểu được. Thậm chí có nhiều người tự đọc tài liệu chính trị linh tinh rồi đòi nâng cao dân trí cho người khác. Rất tiếc, chính trị là một lĩnh vực đòi hỏi hiểu biết rộng và có hệ thống, cho nên không thể tự đọc được.

Tôi không phủ nhận tác động tích cực của các diễn đàn như vậy (ví dụ để tán chuyện thư giãn, kết nối làm quen, và nếu có thù hận thì đó là những nơi tốt để xả thù hận). Nhưng gọi đó là nâng cao dân trí thì hơi buồn cười. Nhiều người ở hải ngoại và những người có thù hận với chế độ cho rằng người trong nước bị tuyên giáo nhồi sọ. Họ có bao giờ nghĩ rằng chính họ cũng bị tuyên giáo phương tây nhồi sọ cho nên hiểu biết về chế độ cộng sản rất méo mó hay không?

Ngoài ra, tôi không nghĩ rằng sẽ có chuyên gia nào về chính trị thích lên các diễn đàn đại chúng để nói về chuyên môn của mình. Đơn giản là vì chẳng ai thích đem cái “sinh nghề, tử nghiệp” của mình ra cho giới không chuyên làm mồi nhậu. Có thể đôi khi họ sẽ đảo qua nếu quan điểm của họ phù hợp với ý nguyện của “nhân dân tiến bộ” ở những nơi ấy. Nhưng sẽ thật tai hoạ nếu đó là ý tưởng “bảo vệ chế độ”, “chống lại nguyện vọng của nhân dân”. Rất nhiều người mang nặng thù hận, hoặc đố kị, hoặc hiểu biết sơ sài, sẽ kiên trì “chứng minh” rằng họ là kẻ ngu dốt nhất VN. Thế nên tôi không ngạc nhiên khi Huỳnh Thế Du bỏ chạy khỏi một diễn đàn như vậy.

2) ĐỂ VIẾT SÁCH CẦN NHỮNG GÌ? Để viết một cuốn sách giáo khoa về chính trị cho thiếu nhi cũng cần đến các giáo sư/tiến sỹ chủ biên và biên soạn chính. Những người khác ngoài giới vẫn có thể viết sách chính trị. Đôi khi họ cũng có những ý hay, nhưng nhiều khi chỉ là “Phát minh lại cái bánh xe”. Nhưng viết sách để độc giả có hiểu biết toàn diện và hệ thống, thực sự phục vụ dân tộc thì thường giới hàn lâm mới làm được. Và không ai trong giới hàn lâm tin rằng các kiến thức trong sách giáo khoa cho thiếu nhi hay cho đại chúng là đủ để trả lời các vấn đề chính trị quan trọng của quốc gia.

3) Giới hàn lâm đảm nhiệm tất cả những đề án quan trọng nhất về Đổi mới Chính trị, Xã hội với vai trò là chủ nhiệm đề tài, hoặc nghiên cứu chính. Tất cả những gì quan trọng và phức tạp đều phải nghiên cứu, và nghiên cứu là nghề của họ. Đôi khi, bạn có thể thấy một một ông bộ trưởng/thứ trưởng là chủ nhiệm một đề án quốc gia nghiên cứu về cải tổ pháp luật (ví dụ, chuyển đổi mô hình chính trị thành lưỡng viện, tam quyền phân lập). Nhưng phụ trách chính về mặt chuyên môn vẫn phải là một ông bà giáo sư, tiến sỹ nào đó. Ông bộ trưởng/thứ trưởng chỉ là người ra quyết định cuối cùng. (Vai trò của ông bộ/thứ trưởng giống như giám đốc doanh nghiệp. Kế toán trưởng làm hết các công việc kế toán. Nhưng giám đốc mới là người quyết định có duyệt chi cái này, cái kia hay không.)

Tôi chưa có thời gian để tìm hiểu kỹ về các nước khác. Ví dụ Tối cao Pháp viện của Mỹ cũng phải nghiên cứu sửa đổi nhiều quy định pháp lý quan trọng, tôi chưa có thời gian tìm hiểu lý lịch các ông bà thẩm phán ở viện đó. Nhưng điều chắc chắn, tất cả những vấn đề khó khăn nan giải nhất về chính trị-xã hội ở các quốc gia đó đều phải nghiên cứu, và giới hàn lâm đảm nhận chủ yếu. Ở VN, vai trò của giới hàn lâm còn lớn hơn nữa.

4) CÓ MỘT SỰ HIỂU LẦM PHỔ BIẾN là để hiểu về chính trị thì phải đọc tài liệu về Khoa học Chính trị, hoặc các giáo sư Khoa học Chính trị là những người hiểu biết nhiều nhất về chính trị. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cấu trúc bộ máy nhà nước, về một hệ thống bầu cử ở một quốc gia thì có thể học Khoa học Chính trị. Nhưng để hiểu sâu về chính trị nói chung, ví dụ để trả lời các câu hỏi: “Chính quyền cần phải làm gì để đổi mới chính trị?” hay “VN có nên cho phép đa đảng hay không?” thì phải có kiến thức về một lĩnh vực đa ngành gọi là Quản trị Nhà nước (QTNN), bao gổm nhiều ngành xã hội nhưng trọng tâm là KHOA HỌC CHÍNH TRỊ, CHÍNH SÁCH, KINH TẾ, VÀ LUẬT. (Ngành XÃ HỘI HỌC cũng cung cấp nhiều kiến thức về Quyền lực, Phong trào xã hội, Các tổ chức xã hội, Đình công, Biểu tình, Xã hội Dân sự v.v. Về chính trị đối ngoại thì các ngành như QUAN HỆ QUỐC TẾ, KHU VỰC HỌC cung cấp nhiều kiến thức hữu ích).

Dĩ nhiên, chẳng có chuyên gia nào trên đời được đào tạo sâu về 3-4 ngành của QTNN. Thông thường họ được đào tạo một ngành và rồi tự nghiên cứu thêm hoặc có cơ hội trải nghiệm thực tiễn nên có kiến thức (ví dụ có cơ hội làm lãnh đạo bậc trung/cao cấp ở khu vực công). Cũng không phải là cứ học về Quản trị Nhà nước là cái gì về Quản trị Nhà nước cũng biết, hoặc là học về chính sách công là có quyền nói về bất kỳ chính sách gì. Các khoá học chỉ cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản ban đầu, thậm chí học Quản trị Kinh doanh, bạn cũng sẽ được học về luật. Nhưng muốn hiểu sâu thêm về chủ đề gì thì bạn phải tự nghiên cứu thêm.

5) MỘT SỰ HIỂU LẦM PHỔ BIẾN KHÁC là cái gì liên quan đến luật thì các luật gia sẽ là chuyên gia. Người dân không chỉ bức xúc về các vấn đề dân chủ, dân quyền mà còn bức xúc về rất nhiều luật lệ, cơ chế, chính sách khác. Ví dụ, 80% các vụ kiện dân sự ở VN liên quan đến đất đai. Luật Đất đai và các chính sách về đất đai là do các luật gia và các nhà kinh tế cùng xây dựng. Có nhiều luật/chính sách chuyên ngành chủ yếu là do chuyên gia của ngành đó xây dựng: Ví dụ Luật Cạnh tranh là do các chuyên gia kinh tế đóng góp chủ yếu, Luật môi trường do các chuyên gia môi trường đóng góp, Luật Giao thông-Vận tải, Luật Năng lược do các chuyên gia giao thông, vận tải, năng lượng đóng góp. Nhiều khi chuyên gia của vài ngành cùng tham gia xây dựng luật: ví dụ, Luật Lao động, Luật Công đoàn. Các luật gia chỉ đảm nhiệm chủ yếu và hầu hết về một số bộ luật/luật như Hiến Pháp, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Dân sự…Thế nên khi nỏi rằng hệ thống luật pháp của VN kém, có nghĩa chuyên gia các ngành nói chung kém chứ không phải chỉ các luật gia kém. (Luật pháp ở đây bao gồm các cơ chế, chính sách)

6) VAI TRÒ CỦA NGÀNH KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC: Hồi lâu lâu, TS Nguyễn Văn Đáng, một chuyên gia chính trị và xã hội học, có bài phàn nàn rằng Kinh tế hiện nay thống trị lĩnh vực chính sách. Thực tế đúng là như vậy, nếu vào website của Harvard Kennedy School of Government (trường hàng đầu về chính phủ), bạn sẽ thấy các giáo sư kinh tế hướng dẫn 85%-90% luận án tiến sỹ về Chính sách công. Ở VN và các nước khác cũng vậy, các giáo sư kinh tế hướng dẫn luận văn cho đa số các luận án về Chính sách công, Quản lý công, Quản trị Nhà nước. Kinh tế hiện đại hoàn toàn khác với cách hiểu thông thường chỉ gắn với gì có vẻ “kinh tế” (tiền bạc, giá cả, chứng khoán v.v). Kinh tế hiện đại được định nghĩa là khoa học về cách thức xã hội quản lý nguồn lực (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người (xã hội), và nguồn lực nhân tạo). Ngành kinh tế phải tham gia hoạch định chính sách cho tất cả các ngành khác cho nên đào tạo rất nhiều mà vẫn không đủ.

Một ví dụ, GS Nguyễn Tiến Hưng, tác giả cuốn “Khi đồng minh tháo chạy”, là giáo sư kinh tế nhưng là phụ tá chính trị của TT Nguyễn Văn Thiệu. Có nghĩa là có kinh nghiệm nghiên cứu kinh tế thì rất thuận lợi để nghiên cứu chính trị (QTNN).

Hiện nay, hầu hết các nhà kinh tế VN tập trung nghiên cứu về các vấn đề kinh tế truyền thống. Thế nên nếu hỏi họ về dân chủ, dân quyền thì có thể họ sẽ trả lời khá ngây thơ, trừ một số người nghiên cứu về Kinh tế Chính trị thì bắt buộc họ phải tìm hiểu rất nhiều về các lĩnh vực chính trị.

7) TUYÊN TRUYỀN CỦA TUYÊN GIÁO: Tuyên giáo của đảng nào (chính quyền nào) cũng hướng đến nhóm đối tượng đông đảo nhất, bao gồm những người hiểu biết chính trị sơ sài (v.d. trẻ vị thành niên, thanh niên mới lớn, nhóm dân trí thấp, các nhóm ở các vùng sâu, vùng xa), những người ít quan tâm đến chính trị, và các công thần (v.d., các cựu chiến binh) để xây dựng niềm tin của nhân dân vào đảng (chính quyền) nhằm ổn định xã hội và bảo vệ chế độ. Có nhiều người ca tụng truyền thông phương tây khách quan, đa chiều. Thực tế, không hoàn toàn vậy. Truyền thông đại chúng của họ tấn công vào những quốc gia có thể chế chính trị khác họ hết sức bất công, tàn nhẫn. Không khó để thấy ở trên các hãng tin lớn của phương tây, hàng trăm bài báo ca ngợi các nền dân chủ mới có 1, 2 bài nói về mặt tích cực của các chế độ cộng sản, nhưng thậm chí sẽ chẳng có bài nào ca ngợi một người cộng sản nào đó là anh hùng chân chính, chiến đấu vì đại nghĩa. Với cách tuyên truyền như vậy thì đa số công dân trong xã hội bị “tẩy não” là đương nhiên. Hơn nữa, trong các xã hội phương tây người dân có nhiều quyền hơn, tự do hơn, thịnh vượng hơn cho nên nhiều độc giả ác cảm với Tuyên giáo VN hơn. Về bản chất “chúng nó đều như nhau cả thôi”. 

Thật ra, nhiều bài của tuyên giáo trên truyền thông đại chúng của VN dựa trên những nghiên cứu nghiêm túc. Nhưng do phải hướng đến nhóm đối tượng như vậy cho nên chúng mang tính đảng phái khá nặng, lập luận đơn giản đến mức thiếu logic, khiến cho nhiều người có năng lực tư duy tốt cảm thấy khó chịu vì có vẻ dối trá. Nhưng nếu bạn đọc hồi ký của Obama mà tôi trích trong bài “Người Mỹ nghĩ gì về nền chính trị Mỹ”, bạn sẽ thấy người dân Mỹ cũng rất ngứa tai với tuyên truyền chính trị ở nước họ.

Nói như vậy không có nghĩa là hệ thống truyền thông ở VN cứ nên tiếp tục với cung cách như hiện nay. Có rất nhiều người bức xức về những tuyên truyền sùng bái lãnh tụ hoặc ca ngợi các chiến thắng của cuộc chiến 1975-1975, bao gồm cả chiến thắng giữa người Việt với người Việt, bởi những điều đó gây ra tổn thương cho cộng đồng Việt kiều và những người gắn bó với chế độ VNCH và có oán hận với chế độ hiện nay. Nhưng các bạn cũng nên hiểu cái khó của Đảng CS. Họ cần phải ổn định xã hội trước sức tấn công quá mạnh của truyền thông phương tây và hải ngoại chống cộng. Tiếc là tôi chưa nghĩ ra giải pháp nào cả.

8 ) TRÁCH NHIỆM CỦA GIỚI HÀN LÂM: Giới hàn lâm và các nhà lý luận/phê bình chính trị có luôn trách nhiệm định hướng xã hội về mặt lý thuyết. Ở phương tây, từ thời của Marx, Engel, Arendt, Sartre cho đến gần đây, Kissinger, Huntinhton, Fukuyama, Sandel, Habemas, Zakaria đều là những người đề ra những triết lý, học thuyết chính trị, học thuyết phát triển phù hợp với quốc gia của mình với tư cách là triết gia, nhà tư tưởng độc lập. Họ phải có năng lực phê phán chính phủ một cách khách quan. Không những thế, họ còn nghiên cứu, định hướng về tổ chức, phong trào cho giới hoạt động thực hành.

Lý thuyết chính trị bao gồm phần lớn là triết học chính trị. Thế nên nhà nghiên cứu, nhà tư tưởng cũng phải có tư duy triết học, nghĩa là gạt bỏ mọi định kiến để tư duy một cách khách quan. Sẵn sàng thay đổi quan điểm 180 độ. Lề phải có nhiều nhà nghiên cứu, nhà tư tưởng như vậy, nhưng công việc của họ tương đối lặng lẽ. Dĩ nhiên còn rất xa mới có thể so sánh với các triết gia, nhà tư tưởng lớn của thế giới, nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực của họ. Rất nhiều lý luận của tuyên giáo dựa trên những kết quả nghiên cứu của họ. Nhưng lề trái hầu như không có những nhà nghiên cứu, nhà tư tưởng như vậy. Lý do có lẽ vì các cụ hưu ít được đào tạo bài bản ở các ngành đấy, trong khi giới học giả trong độ tuổi lao động muốn đóng góp cho quốc gia bằng con đường chính thống cho nên cũng không hứng thú dính vào lề trái. Một nguyên nhân nữa là có thể chủ trương đường lối của chính quyền hiện nay không quá tệ cho nên họ không bức xúc đến mức thấy cần phải đấu tranh.

Hiện nay, giới Việt kiều và nhóm có hận thù với chế độ thống trị các diễn đàn lề trái. Nhưng những lý luận của họ chỉ là một mớ thiên kiến xác nhận (confirmation bias) chứ không phải là những nghiên cứu nghiêm túc. Nghĩa là mang sẵn định kiến trong đầu “cộng sản là ác quỷ”, “cần phải xoá bỏ độc tài ngay lập tức”, họ cố gắng tìm lý lẽ để biện bạch cho các định kiến ấy một cách khiên cưỡng. Hơn nữa, họ rất thiếu kiến thức thực tế ở VN cho nên cũng chẳng thể kỳ vọng gì ở họ. Có một dạng bài viết khác là hô hào, cổ vũ chung chung kiểu như “cần phải dân chủ hoá”, “cần phải thực thi tam quyền phân lập”, “cần phải trung lập hoá quân đội”. Thế nhưng có lẽ các tác giả thiếu kiến thức bài bản cho nên cũng chẳng thể đề xuất cái gì có tính ứng dụng.

9) TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NHÀ THỰC HÀNH: Một số nhà thực hành, ví dụ các thủ lĩnh chính trị như Gandhi, King, Mandela, cũng tự nghĩ ra được các học thuyết để định hướng cho giới thực hành. Nhưng thông thường các học thuyết đó đều phải dựa trên nguyên tắc “được lòng dân”, đoàn kết dân tộc. VN có bối cảnh lịch sử rất đặc biệt. Đảng cộng sản rất có công và gắn bó với dân tộc. Thế nên càng đòi hỏi những triết lý đặc biệt. Thế nhưng giới thực hành VN không đủ năng lực để tự xây dựng những triết lý “được lòng dân” như vậy. Họ dựa vào các lý luận của phương tây, giới chống cộng và các nhóm có thù hận với chế độ thì tất yếu dẫn đến bị cô lập, không có chính nghĩa. Thậm chí họ là trở ngại cho đổi mới chính trị bởi chính quyền đánh giá họ nhận thức yếu kém, cực đoan, cuồng tín. Không những thế, không có kiến thức về phát triển phong trào thì còn trở thành phá hoại cộng đồng đối kháng như vừa rồi.

10) CHÍNH TRỊ LÀ LĨNH VỰC QUÁ PHỨC TẠP. Nếu muốn có những hiểu biết cơ bản một cách có hệ thống thì không cách gì có thể thay thế các khoá học bài bản. Bây giờ có nhiều khoá cao học về Chính sách công, Quản trị Công, Quản trị Nhà nước, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh online, offline, trong và ngoài nước. Bất kể bạn có bằng đại học thuộc ngành nào cũng có thể đăng ký. (Các khoá cao học về Luật, Quan hệ Quốc tế, Khoa học Chính trị thì thường đòi hỏi bạn phải có bằng đại học có liên quan, hoặc phải có người chứng nhận có kinh nghiệm làm việc thực tế liên quan). Chỉ 1.5-2 năm là có kiến thức cơ bản.