Ai quan tâm đến chính trị VN mà chưa đọc cuốn “Tương lai của tự do” của Fareed Zakaria thì rất nên đọc, đặc biệt là Chương 4, nói về Hồi giáo. Zakaria viết cuốn này cách đây gần 20 năm rồi mà vẫn còn nguyên giá trị. VN không bị hồi giáo cực đoan thao túng, nhưng hận thù dân tộc khá nặng. Đại đa số những người trẻ và trung niên nòng cốt và kiên trì nhất của giới đối lập là những người có oán thù với chế độ (v.d. người được hưởng lợi dưới chế độ VNCH, những người đã đi tù dưới chế độ hiện nay, hoặc phải chịu đựng những mất mát, oan ức khác: ví dụ, mất nhà cửa đất đai, người thân phải chịu oan ức vì chế độ hiện nay…) Mà như vậy thì thế giới quan có thể thiên lệch. Thực tế tôi thấy hầu hết các hội nhóm trong nước đều có quan điểm tuyên truyền thù oán thù nặng nề, hoặc cực đoan đòi lật đổ chế độ.
=========
Một cách thận trọng phía Hoa Kỳ lái câu chuyến sang đề tài quyền con người, tỏ ý ủng hộ đường lối nhẹ nhàng đối với phe đối lập tại Ai Cập, ủng hộ tăng cường tự do báo chí và phản đối việc giam giữ các nhà trí thức. Mubarak bắt đầu khó chịu và gắt gỏng trả lời: "Nếu tôi chấp thuận những điều đó, thì Ai Cập này sẽ rơi ngay vào tay những kẻ hồi giáo cực đoan. Liệu ông có muốn vậy?" Câu chuyện đến đây lại quay trở lại với về tiến độ của quá trình hòa bình.
Từ nhiều năm nay giữa Hoa Kỳ và các nước Ả Rập đã có những cuộc nói chuyện kiểu như vậy. Khi bị tổng thống Bush thúc ép, phải đồng ý với kế hoạch hòa bình thương thảo tại Camp David vào tháng 7 năm 2001, người cầm đầu Palestine Yasser Arafat đã trả lời đại khái như sau: "Nếu tôi chấp thuận kế hoạch này, thì ngày mai phái Hamas sẽ lên nắm chính quyền." Hoàng tử Bandar Bin Sultan, người phát ngôn khéo léo nhất của quốc vương Ả Rập Saudi, đã thường xuyên chống trả lại sức ép ngoại giao của Hoa Kỳ với lý do, lựa chọn khác có khả năng xảy ra nhất đối với hệ thống hiện hành có lẽ không phải là một nền dân chủ theo nghĩa của Jefferson, mà là một nhà nước thần quyền theo kiểu Taliban.
Điều tồi tệ nhất ở đây có lẽ là hình
như tất cả ba người đều có lý. Các chính thể ở Trung Đông có thể là chuyên
quyền, tham nhũng và bất tài; thế nhưng dù sao chúng vẫn còn tự do hơn, khoan
dung hơn và đa nguyên hơn là cái, theo như dự đoán, nếu được sẽ có nhiều khả
năng nhất trong số có thể thay thế vị trí của nó. Bầu cử tự do ở nhiều nước Ả
Rập sẽ có lợi nhiều hơn cho những chính trị gia có quan điểm gần gũi với quan
điểm của Bin Laden hơn là cho những người có quan điểm cởi mở với thế giới
giống như vua Abdulla của Jordan chẳng hạn. Khi Emir của Kuwait năm 1999 muốn
mở rộng luật bầu cử cho cho phụ nữ, nghị viện được thiết lập một cách dân chủ
có số đông áp áp đảo là những người hồi giáo cực đoan đã làm thất bại ý định
này. Bên cạnh đó gần như ôn hòa nổi lên sáng kiến của thế tử Abdalla thuộc Ả
Rập Saudi cho phép phụ nữ được lái xe ô tô (do việc cấm lái xe hiện giờ cho nên
ở Arập Saudi có tới nửa triệu người nhập cư từ Ấn Độ, Philippin và các nước
khác hành nghề lái xe riêng.) Song do bị phái tôn giáo bảo thủ vận động chống
đối cuối cùng thì vị thế tử cũng đành phải thay đổi ý kiến.
No comments:
Post a Comment