Có nhiều người bức xúc vì Bộ luật Lình sự VN có Điều 331 quy định về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân”. Họ nói rằng đây là một tội chung chung mà các nước phát triển không có.
Trên thực tế, ở những nơi trình độ luật pháp càng cao, thể chế nhà nước mạnh thì luật pháp càng rõ ràng, cụ thể, chi tiết. Còn ở những nơi trình độ luật pháp còn yếu, trình độ luật gia chưa cao thì phải chấp nhận những luật chung chung, sử dụng để kết tội những người vi phạm nhiều vấn đề nhưng chưa có quy định pháp luật.
Trình độ luật phápVN đang ở đâu??? Trước tiên hãy trả lời một câu hỏi rất trực quan: “Trình độ bóng đá VN đang ở đâu?”. Ai quan tâm đến bóng đá đều biết, bóng đá VN mới đang chỉ lóp ngóp trong cái ao làng ASEAN, chưa vươn đến tầm bóng đá châu Á, đừng nói đến so với các nước tiên tiến nhất như Brasil, Argentina, Đức, Ý, Tây Ban Nha. Cứ đem tư duy của các nền bóng đá phát triển áp soi chiếu VN thì sẽ có nhiều phi lý, ngớ ngẩn.
Trình độ luật pháp và mọi lĩnh vực khác VN cũng tương tự như bóng đá thôi. Một nước chưa phát triển thì mọi thứ sẽ kém đống đều, chứ không thể có lĩnh vực nào mà lại tốt vọt lên so với các ngành khác.
Muốn có nền luật pháp tốt thì nghiên cứu luật pháp phải tốt. Đợt phong phó giáo sư, giáo sư (PGS/GS) năm 2018 là đợt cuối cùng phản ánh năng lực thực chất của các PGS/GS bởi vì các ứng viên không yêu cầu phải có xuất bản quốc tế. Tuy nhiên, trong đợt này 11/28 ngành khoa học có GS được phong nhưng không có bài báo quốc tế nào, và luật là một ngành trong số đó. Điều đấy có nghĩa là khả năng hội nhập của ngành luật ở VN còn khá thấp. Có nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân quan trọng là ngành luật ít cơ hội được đào tạo ở nước ngoài hơn hẳn nhiều ngành khác. VN vẫn là nước xuất khẩu chất xám. Đa số tài năng của tất cả các ngành ở lại nước ngoài làm việc. Đấy là khó khăn rất lớn để phát triển đội ngũ chuyên gia.
Nhưng
ngược lại, không nên quá tin tưởng vào ý kiến của các chuyên gia hải ngoại. Những
người nghiên cứu lâu năm đều biết rằng luật pháp, cơ chế, chính sách của nước
nào phải do công dân nước đó soạn thảo. Người nước ngoài không đủ năng lực làm
việc đó. Các chuyên gia người Mỹ soạn thảo luật lệ, chính sách cho Mỹ thì tốt
hơn các chuyên gia Việt hoạch định luật lệ, chính sách cho VN. Tuy nhiên các
chuyên gia Mỹ hoạch định luật lệ, chính sách cho VN thì không bằng người Việt.
Lý do là để soạn thảo luật lệ, chính sách cho một quốc gia thì phải am hiểu
ngôn ngữ, văn hóa, đặc điểm dân tộc, môi trường chính trị, thật sự sống ở quốc
gia đó trong thời gian dài, và thường xuyên trao đổi với các chuyên gia của nước
đó. Đấy là những điều mà những người không có quốc tịch VN không có được. Thực
tế, ý kiến của người ở hải ngoại về các vấn đề luật pháp, chính sách của VN thường
rất ngô nghê, nông cạn, không thể bằng chuyên gia người Việt.
NẾU Ở MỸ CÁC BỊ CÁO VỤ THIỀN AM CÓ THỂ BỊ KIỆN NHIỀU HƠN
Có
một số người ở hải ngoại tuyên truyền rằng nếu ở phương tây thì các bị cáo sẽ
được trắng án. Tôi nghĩ rằng ở Mỹ họ sẽ bị kiện nhiều hơn, thậm chí bị kiện sạt
nghiệp, mặc dù có thể không bị mức án như ở VN. Ở Mỹ có rất nhiều luật, và công
dân rất thích kiện cáo. Một người bị ngã vì một vũng nước trước cửa một ngôi
nhà cũng có thể kiện chủ nhân ngôi nhà đó. Chính vì vậy, có rất nhiều lý do người
ta có thể kiện bị cáo vụ Thiền Am:
+
Công an huyện Đức Hòa, Giáo hội phật giáo VN tỉnh Long An,
thượng tọa Thích Nhật Từ có thể kiện vì xâm phạm danh dự, uy tín của cá nhân, tổ
chức.
+ Các cá nhân/hiệp hội bảo vệ trẻ em có
thể kiện vì các bé tham gia “Thách thức danh hài” là con của các “Ni cô giả
danh” nhưng họ khai là mồ côi để quyên tiền từ thiện. Các em cũng được không biết
mẹ. Tâm lý của trẻ mồ côi với trẻ có mẹ rất khác nhau, cho nên các hiệp hội bảo
vệ trẻ em có thể kiện về quyền được biết cha mẹ.
+ Cha mẹ Diễm My có thể kiện vì lợi dụng
tôn giáo không được công nhận để làm lễ xuất gia cho con mình.
+ Người dân quanh khu vực Thiền Am
có thể kiện vì chủ nhân Thiền Am dựng biển to tướng Thiền Am to tướng và mang
tính chất lừa đảo.
+
Các tín đồ phật giáo có thể kiện vì chủ nhân Thiền Am cố tình khiến người dân
nhập nhèm với Phật giáo để lừa đảo, kiếm tiền từ thiện.
+
v.v…
Ở
VN, người dân không quen với việc kiện cáo. “Vô phúc đáo tụng đình”, họ lo ngại
nếu thua kiện thì họ còn phải chịu án phí. Thế nên họ thường chỉ tố cáo với
công an.
CÁC LUẬT SƯ BÀO CHỮA CẦN XEM LẠI CÁC PHÁT BIỂU
Những phát biểu của các luật sư bào chữa rất đáng quan ngại, bởi họ làm cho đông đảo công chúng hiểu lầm rằng các bị cáo vụ Thiền Am vô tội, bị oan ức. Lẽ ra để giáo dục công dân, họ nên thừa nhận rằng bị cáo sai về mặt đạo đức nhưng có thể mức án đó quá nặng.
Nếu
như bên công tố tham gia facebook, tôi nghĩ rằng họ sẽ đưa ra được nhiều lý giải
sắc sảo. Tiếc rằng, tỷ lệ dân trí thấp ở VN quá lớn, cộng thêm rất đông những
người mang nặng thù hận, và những người ở hải ngoạt yếu kém về hiểu biết pháp
luật nhưng rất hăng say can thiệp vào công việc của nước khác. Thế nên họ rất dễ
bị ném đá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cho nên họ cũng chẳng muốn tham
gia.
NHIỀU NGƯỜI CỨ NHƯ LÀ CÁI LOA CỦA BOLSA
Trong số những người bị kết tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” có nhiều người hoạt động chính trị đối lập. Lề trái la lối om xòm họ là những người yêu nước, đấu tranh cho dân tộc???
Thật ra, tìm đường cho dân tộc là việc của các chuyên gia. Bây giờ đâu phải thời 1945, toàn dân mù chữ. Những người tốt nghiệp tú tài đã là có trình độ hơn 99% dân tộc cho nên phải đứng ra dẫn dắt dân tộc. Thời nay, những người mới ra trường, những người làm ở khu vực tư nhân, và những người không có kiến thức, kinh nghiệm về quản trị nhà nước thì tìm đường gì?
Họ
là dân họ có quyền đòi bất kỳ cái gì họ cho là đúng. Nhưng họ đại diện cho
chính bản thân họ, hoặc phe nhóm họ thôi, đừng ngoa ngôn là đấu tranh cho dân tộc.
Bởi vì đại đa số họ không tôn trọng quan điểm và đóng góp của những người khác
cho xã hội. Đại đa số họ chỉ có thể gọi là “chống cộng cực đoan”, là những cái
loa của Bolsa. Họ không hiểu rằng người nước ngoài không đủ trình độ và thiện
tâm để đánh giá các vấn đề của VN và cũng không có quyền can thiệp vào các vấn đề
nội bộ của VN.
No comments:
Post a Comment