Việt nam đã thông qua CPTPP và Công ước 98 về Quyền Tổ chức Thương lượng Tập thể. Thậm chí trong Bộ luật Lao động 2019 đã có điều luật cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập ở cơ sở, một sự điều chỉnh để phù hợp với CPTPP và Công ước 98. Dự kiến 2023, Việt Nam sẽ thông qua nốt Công ước 87 về Quyền Tự do Lập hội. Hiện nay Bộ Lao Động cũng đã thành lập Bản tin Quan hệ Lao động, phát hành hàng Quý. Cũng cần phải ghi nhận những nỗ lực của Đảng về các vấn đề này, bởi lẽ Việt Nam đang đi trên con đường rất khác Trung Quốc. Đến giờ phút này Trung Quốc vẫn tuyệt đối im lặng không bàn bạc về các Công ước này, chứ đừng nói đến thông qua.
Theo phân tích của một số luật gia, Công ước 98 và 87 là hai mặt của một đồng xu. Phải có Công ước 87 thì Công ước 98 mới có ý nghĩa. Các nhà nghiên cứu luật cũng đã chỉ ra một số bất cập của quy định trong Bộ luật Lao động, chẳng hạn như chưa có quy định số lượng thành viên tối thiểu để thành lập công đoàn, về việc các lãnh đạo doanh nghiệp có được phép tham gia ban lãnh đạo công đoàn độc lập hay không, hoặc tỷ lệ người ngoài doanh nghiệp có thể tham gia lãnh đạo các công đoàn đó.
Điều đáng nói là đã có khá nhiều người dân và các nhà hoạt động đối lập viết bài chỉ trích, nghi ngờ việc thông qua các công ước đó, tuy nhiên không ai nêu lại những vấn đề mà các nhà nghiên cứu luật đã nêu. Mặc dù chỉ cần google là ra các bài nghiên cứu đó.
Đấy là lý do nghiên cứu rất quan trọng đối với việc thúc đẩy đổi mới chính trị ở Việt Nam. Mới đây, tôi được một người bạn cho biết là chính phủ cần thêm nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực KHXH khác như Kinh tế Lao động, Quản lý Nguồn nhân lực, Xã hội học về các chủ đề kể trên, chứ không chỉ cần các nghiên cứu luật học. Bởi lẽ họ vẫn lo ngại không quản lý được. Thông qua luật rồi còn phải có các văn bản giải thích luật, và cơ chế để thực thi. Nếu thiếu người nghiên cứu thì các luật đó sẽ bị trì hoãn mãi.
Chỉ trích phê phán luật pháp, cơ
chế, chính sách là cần thiết. Nhưng như vậy là chưa đủ. Phải có các nhà nghiên
cứu chuyên nghiệp để xây dựng luật pháp, cơ chế, chính sách và thúc đẩy chúng
đi vào thực tiễn.
No comments:
Post a Comment