Sunday, March 5, 2023

BÀN VỀ CHÍNH TRỊ, CHÍNH SÁCH: KHÔNG CÓ CHUYỆN NGƯỜI TRẺ, NGƯỜI NGOẠI ĐẠO LÀ CỐ VẤN

BÀN VỀ CHÍNH TRỊ, CHÍNH SÁCH: KHÔNG CÓ CHUYỆN NGƯỜI TRẺ, NGƯỜI NGOẠI ĐẠO LÀ CỐ VẤN
Có hai loại chuyên gia về chính trị, chính sách. Thứ nhất là các chuyên gia cố vấn. Họ là người có kiến thức uyên thâm về chính trị, chính sách ở cấp độ cố vấn cho các cơ quan chính phủ. Thứ hai là chuyên gia thực hành. Đó là các chính trị gia, những nhà hoạt động chính trị, xã hội. Đôi khi một người có thể vừa là chuyên gia lý thuyết vừa là nhà thực hành.

1) Các chuyên gia cố vấn:
Chức năng chủ yếu của Nhà nước là làm ra luật lệ, cơ chế, chính sách và thực thi những luật lệ, cơ chế, chính sách đó. (Luật lệ, cơ chế, chính sách gọi chung là chính sách). Có nghĩa là nói đến chính trị thực chất là nói về chính sách.
Trong những lĩnh vực khoa học tự nhiên hay kỹ thuật, có khá nhiều người còn rất trẻ trở thành chuyên gia. Thậm chí có những thần đồng toán học, tin học v.v...15-20 tuổi đã giải quyết các vấn đề hóc búa hàng đầu của thế giới.
Nếu bàn về lý thuyết chính trị ở mức mô hình, chưa áp dụng trên thế giới, thì có thể có thần đồng. Ví dụ, Karl Marx bắt đầu sáng tác học thuyết về Chủ nghĩa Cộng sản khi còn rất trẻ.
Nhưng để bàn về chính trị và chính sách trong thực tiễn, thì trên thế giới không có khái niệm thần đồng. Không nước nào mời những người trẻ làm chuyên gia cao cấp để cố vấn về chính trị, chính sách cấp quốc gia. Ít ra thông thường là phải trên 40 tuổi cộng thêm nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu hoặc trải nghiệm thực tiễn (v.d. có kinh nghiệm lãnh đạo cấp cao ở khu vực công). Lý do chủ yếu có lẽ là vì để hiểu cách làm chính sách thì phải am hiểu rộng nhiều lĩnh vực khoa học xã hội cộng thêm trải nghiệm thực tiễn.
Một điểm quan trọng để có thể trở thành chuyên gia về chính trị (đặc biệt, về chính trị đối nội) là có cơ hội được trao đổi, bàn bạc với các chuyên gia khác. Có rất nhiều vấn đề các chuyên gia chỉ trao đổi với nhau chứ không nói với công chúng. Để được tham gia vào các cuộc hội thảo với các chuyên gia như vậy, trước tiên phải là thành viên bình thường, có một số kinh nghiệm nghiên cứu hoặc kinh nghiệm thực tế về quản trị nhà nước. Thế nên ngay cả những người được đào tạo bài bản, tự nghiên cứu lâu năm nhưng không có cơ hội được trao đổi với các chuyên gia khác như vậy thì ý kiến thường vẫn xa rời thực tế.
Người ngoại đạo, không có kinh nghiệm nghiên cứu và cố vấn lâu năm hoặc kinh nghiệm thực tiễn thì đương nhiên không thể là chuyên gia về các lĩnh vực này.
Thế nên tôi thấy nhiều người trẻ lộng ngôn chê bai các bậc cha chú trong nhiều vấn đề chính trị: ví dụ vụ chiến tranh Nga-Nato (Uk làm lính đánh thuê) hoặc về chính trị VN, chứng tỏ họ chẳng hiểu gì về các lĩnh vực đó. Dĩ nhiên, họ cũng đọc ý kiến của những người khác chứ không tự nghĩ ra được. Nhưng các chuyên gia cũng có nhiều quan điểm trái chiều, bản thân họ chưa đủ trình để thẩm định thì không nên "chắc như đinh đóng cột". Vài chục năm nữa, họ sẽ thấy hiểu biết của mình thời trẻ rất ngô nghê, sơ sài.
Nhiều vấn đề chính trị gây ra cảm xúc mạnh. Nhưng nhiều người ngoại đạo lớn tiếng chê bai chuyên gia, ví dụ chê Kissinger, thì thật kỳ quặc.
Kiến thức được đào tạo bài bản cộng thêm kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm hoặc trải nghiệm thực tiễn rất quan trọng để hình thành trực giác. Tri thức trong các lĩnh vực này cần thời gian để ngấm thì mới tạo ra được trực giác. Thế nên, nhiều người ngoại đạo không đủ thời gian để ngấm cho nên không có trực giác, dù có được giải thích vẫn không hiểu.

2) Các chuyên gia thực hành
Có người thắc mắc là những người như Lý Quang Diệu, hoặc Sanna Marin, thủ tướng Phần Lan, nắm quyền lãnh đạo quốc gia từ khi còn rất trẻ. Thật ra họ là những chuyên gia thực hành. Trên thế giới hiện nay không thiếu những người trẻ được bầu vào các vị trí lãnh đạo quốc gia, thống đốc bang. Đấy là các nhà thực hành. Đôi khi có cả những người mẫu, diễn viên không có tí kinh nghiệm hiểu biết chính trị gì cũng được bầu theo hình thức dân cử. Nhưng ở thời điểm được bầu, họ không biết tí gì về quản trị nhà nước cho nên phải dựa vào các cố vấn. Không thể coi những người đó có khả năng cố vấn lý thuyết được. Nhưng sau khi nắm quyền lãnh đạo khoảng chục năm, họ mới tích lũy được các kinh nghiệm thực tiễn về quản trị nhà nước thì mới có thể coi là chuyên gia. Lúc đấy họ cũng nhiều tuổi rồi.

No comments:

Post a Comment