Sunday, March 5, 2023

Văn nghệ sĩ lề trái toàn tung hô đám chống cộng

“Trai phàm phu bất mãn, phỉ báng tiền nhân, mơ giành vé tị nạn. 

Gái háo danh bất tài, làm đĩ chống cộng, mộng giật giải nhân quyền.”


Hai câu thơ đó lột tả một hiện tượng nổi cộm của cộng đồng đối kháng VN.

 

Người Việt đã kém là kém đồng đều. Lề phải kém, lề trái cũng kém. Sự yếu kém chẳng của riêng ai. Văn nghệ sỹ tây có Sartre, Camus. Vừa làm văn, vừa định hướng tư tưởng cho xã hội. Văn nghệ sĩ ta thì chỉ là…văn nghệ sỹ mà thôi. Ngoài việc bất mãn, chửi bới, họ chẳng định hướng được cái gì ra hồn.

+ Lên án, phỉ báng những người không quan tâm đến chính trị, và những người có quan điểm chính trị khác mình.

+ Bới móc, bôi nhọ các liệt sỹ. Tung hô đám chống cộng như các anh hùng.


Hình như quý vị không hiểu “CHỐNG CỘNG” nghĩa là gì? Con ChatGPT còn biết Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) là một chủ nghĩa, giống như bất kỳ chủ nghĩa nào khác, đều có ưu điểm và nhược điểm. Hiện nay toàn bộ giới lãnh đạo đều là đảng viên cộng sản. Tuyên truyền chống cộng sẽ khiến họ cảm thấy lo ngại, cản trở đổi mới chính trị. Chống cộng nghĩa là chà đạp lên công lao, xương máu của cha ông, bôi nhọ các chiến thắng của dân tộc thế kỷ 20 bởi đều do đảng cộng sản lãnh đạo. Chưa kể chống cộng gây ra mất đoàn kết, không thể xây dựng xã hội văn minh. VN hiện nay có 9.2 triệu người có công với cách mạng, cộng thêm thân quyến của họ và cộng đồng những người tự hào với những chiến thắng của quân đội, tổng cộng lên tới vài chục triệu người có gắn bó với cộng sản, chưa tính đến những người thành đạt, đổi đời nhờ chế độ. Thế nên đám chống cộng chỉ có thể là rác rưởi, cực đoan, cuồng tín, không thể coi là đấu tranh vì dân tộc.

Ở Úc có cô KN còn khá trẻ, thủ lĩnh của một phong trào thanh niên. Tuy là con gái của một cựu sỹ quan VNCH, nhưng cô quyết định từ bỏ quan điểm “chống cộng” mà thay bằng quan điểm “chống độc tài”. Mặc dù khu vực cô sinh sống là nơi cư trú của cộng đồng Việt kiều tị nạn, vốn mang thù hận nặng nề, quan điểm của cô vẫn được hoan nghênh nhiệt liệt. Một người sinh ra và lớn lên ở hải ngoại có xuất thân như mà còn hiểu rằng tư duy “chống cộng” không phù hợp với bối cảnh VN. Vậy mà những người sống trong nước, thường xuyên theo dõi chính trị lại không hiểu được? Dĩ nhiên, ngay cả quan điểm "chống độc tài" đã thật sự phù hợp để tuyên truyền ở trong nước hay chưa còn là điều cần phải suy nghĩ thêm. Hay có thể chỉ cần một khẩu hiệu đại loại như "tăng cường dân chủ hoá". Những rõ ràng từ bỏ quan điểm "chống cộng" là điều nên làm.

Nhiều quý vị có lẽ buồn phiền vì quá ít người dấn thân đấu tranh đâm lú lẫn. Tôi đã giải thích về điều này trong bài: “Chính trị đối kháng: công việc gì cũng cần có người tài và triết lý đúng đắn”. Chính trị lề trái VN từ 1975 đến nay bị phương tây, giới chống cộng hải ngoại, và đám có thù hận với chế độ lũng đoạn. Thế nên triết lý, tổ chức, nhân sự đều bệnh hoạn, đương nhiên không thể thu hút, giữ chân được những người có tài, có trình độ, có nhân cách, cho nên lụn bại, tan rã là tất yếu.

Những quý vị có thù hận với chế độ thì không tính. Điều kỳ lạ là một số người chẳng có thù oán gì, thậm chí bản thân là “công thần” hoặc thân nhân là liệt sỹ, thương binh, hay từng bị giam cầm trong nhà tù thời Pháp, Mỹ cũng tung hô đám chống cộng. Cách đây mấy năm còn có một nhóm văn nghệ sĩ lề trái tụ tập bới móc, bôi nhọ chị Võ Thị Sáu. Bài học Đông Âu vẫn còn sờ sờ ra đấy. Tôi lưu ý quý vị rằng, nếu đảng khác lên nắm quyền thì khả năng cao là các đám chống cộng sẽ tuân lệnh các quan thầy mắt xanh, mũi lõ của chúng nó, trả thù, sỉ nhục thân nhân và bản thân quý vị.

Công ước Quốc tế về “Các Quyền Dân sự và Chính trị” của Liên Hợp Quốc có hiệu lực từ 1976 quy định rằng các dân tộc đều có quyền tự do quyết định thể chế chính trị của nước mình. Đến nay đã có 239 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước này. Công ước này cũng hàm nghĩa rằng người nước ngoài không được phép can thiệp vào các vấn đề nội bộ như Tự Do, Dân chủ của VN. Thế nhưng các chính phủ phương tây cố tình không giải thích cho công dân họ hiểu để tôn trọng thể chế chính trị của nước khác.

 

Chính trị không phải là trò đùa. Phải xác định rõ ràng:

+ Tư tưởng chống cộng chỉ là cực đoan, cuồng tín.

+ Người nước ngoài không có quốc tịch, cho dù là Việt kiều, thì không có quyền công dân và không có quyền bức xúc, lên án về các vấn đề tự do, dân chủ ở VN.

+ Tôn trọng khác biệt: Tôn trọng lựa chọn nghề nghiệp và quan điểm chính trị của những người khác trong xã hội. Thực tế cho thấy, cộng đồng đối kháng VN hiện nay thậm chí kém hơn mức trung bình của trí thức trong xã hội cả về trình độ và nhân cách.

Các nước phương tây đều đã ký “Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị”. Nhưng trên thực tế, họ tuyên truyền chống cộng ở khắp nơi để bảo vệ các giá trị tự do, dân chủ ở nước họ. Có nghĩa là họ không thật sự tôn trọng công ước đấy. Nhưng VN có các giá trị khác. Đặc biệt là phải tôn vinh những người đã đóng góp công lao, xương máu cho công cuộc giành độc lập, tự do, và thống nhất tổ quốc, và ghi nhận công bằng những công lao của đảng cộng sản. Chính vì vậy, tự do, dân chủ là quan trọng nhưng phải cân nhắc, để không chà đạp lên các giá trị ấy.

Trên đời làm gì có thứ tự do tư tưởng tuyệt đối. Hiện nay, Mỹ cấm các đảng viên cộng sản nhập quốc tịch, bao gồm cả văn nghệ sĩ. Không phải là đảng viên nhưng thường tuyên truyền cho CNCS xem họ có để yên không? Lại nhớ vụ hai bố con Samantha Smith, tuy không phải văn nghệ sỹ, nhưng chỉ vì ủng hộ hoà đàm với Liên Xô mà bị rơi máy bay. Hay nghệ sỹ phản chiến John Lennon bị ám sát ở New York thời chiến tranh lạnh, không ai dám chắc có phải vì chính trị hay không.

Gần đây nhiều người thắc mắc vì sao một loạt văn sỹ nổi tiếng không có tên trong sách giáo khoa. Đưa tên họ vào thì làm sao giáo dục chính trị cho các học sinh non nớt và cộng đồng dân trí thấp? Có người lập luận rằng Trần Dần dính vụ nhân văn giai phẩm vẫn được vinh danh. Trần Dần đã qua đời. Hơn nữa những phát biểu của ông ít ảnh hưởng đến thời nay. Để cho các ông bà văn nghệ sĩ nhận thức yếu kém, đang sống, có bài trong sách giáo khoa thì chẳng khác nào giúp họ tuyên truyền những quan điểm bậy bạ.

Hiện nay, không có ai trong độ tuổi lao động, am hiểu về quản trị nhà nước tham gia lề trái. Không chỉ văn nghệ sỹ mà hầu hết giới trí thức lề trái nói chung đều không đủ kiến thức cần thiết để hiểu về các vấn đề chính trị phức tạp. Đại đa số lề trái cũng không có năng khiếu triết học cho nên tư duy về phải-trái-đúng-sai rất méo mó, “Chỉ thấy cây, mà không thấy rừng”. Nhiều người còn vì "cái tôi" quá lớn cho nên không có khả năng thừa nhận sai lầm. Một số người ra khỏi đảng quay lại chỉ trích đảng là bình thường. Nhưng việc họ hàm hồ khái quát: “những đảng viên không từ bỏ đảng là cơ hội” là không tử tế, trung thực. Việc họ khái quát rằng: “lề trái là lề dân”, “lề phải chỉ toàn những kẻ hèn nhát, cơ hội” cũng là không tử tế, trung thực.

 

No comments:

Post a Comment