“Tiếc quả hồng ngâm lại để cho
chuột vọc
Tiếc cho người ngọc lại để cho
ngâu vầy
Tiếc nước Nam ta xây dựng để
cho Me Tây tung hoành”
Tây cuốn gói về nước hết rồi. Nhưng Me Tây lại mọc ra hơi nhiều.
Lúc bình thường, me tây rất cuồng tây. Cái gì giống tây đều đúng, cái gì khác tây đều sai. Nhưng cứ đến những dịp như 17/2, me tây lại tổ chức những “cuộc yêu nước”, “cuộc tri ân liệt sĩ”…ồn ào, náo loạn cả cõi mạng. Chỗ này khoe đã mấy chục năm liền cứ đến ngày này họ lại tụ tập nghĩa trang để thắp hương. Chỗ nọ phơi ảnh chiến trường, ảnh liệt sỹ tùm lum tà la. Rồi thì tranh thủ tố cáo chính quyền không tri ân liệt sỹ đầy đủ. Rồi thì cằn nhằn sách giáo khoa lịch sử chỉ có 11 dòng nói về Chiến tranh Biên giới.
Ờ, thì cũng là một kiểu yêu nước !
Khôi hài là ở chỗ, trong 364 ngày còn lại, thấy thương binh, cựu chiến binh nào có ý bênh chế độ là me tây xông vào chửi cho nát mặt, chụp cho cái mũ “bò đỏ”, “bưng bô”. (Sao hồi chiến tranh các ông không hi sinh hết đi? Sao lại sống sót trở về, rồi mỗi dịp 30/4, 7/5, 27/7, 19/8, 10/10, 22/12 lại kể lể cho đám hậu sinh chuyện đời binh nghiệp, rồi còn tự hào chiến thắng. Hẳn là các me tây nghĩ vậy).
Trong nhiều
thập kỷ, giới me tây câu kết với đám mắt xanh mũi lõ và Việt kiều chống cộng để
lên án, chửi bới những người có quan điểm khác mình. Cũng hằn học, cay cú, khóc
than, cứ như dân Bolsa thứ thiệt.
“Gió đưa Tây cuốn về trời
Me tây ở lại chịu đời đắng cay”
Đỉnh điểm của
phong trào “Me tây yêu nước” là những đợt có anh chị chống cộng cuồng nhiệt bị
bắt vào tù.
+ Có chị ăn tiền hải ngoại để chống cộng điên
cuồng, thường xuyên vỗ ngực tự hào “Tôi chống cộng”.
+ Có anh chửi mắng cựu chiến binh như súc vật vì ông này không nhất quán, nhiều lần chỉ trích lên án, nhưng đôi khi vẫn ủng hộ đường lối của đảng.
Nhưng cứ đến dịp 17/2, các anh chị ấy lại lôi xềnh xệch các tấm gương liệt sỹ ra để tưởng niệm, khóc than. Cứ làm như trong các liệt sỹ ấy không có ai là đảng viên, đoàn viên thanh niên cộng sản. Cứ làm như họ không chiến đấu theo sự chỉ đạo của đảng. Các anh chị ấy được giới me tây ca ngợi ồn ào như những “anh hùng”. Me tây khuyến khích thanh niên quan tâm đến chính trị. Nhưng quan tâm thì phải chửi chính quyền, chứ ủng hộ thì lại là sai. Tiêu chuẩn yêu nước là phải: “Chống cộng, cuồng tây”!
Hàng năm, tôi hiếm khi đến nghĩa trang ngày 17/2. Nhưng tôi hay đi chùa mùng một. Nhiều chùa có bia tưởng niệm liệt sỹ thì tôi sẽ tranh thủ thắp cho họ một nén hương. Tôi biết, vô số người khác cũng vậy. Tri ân đâu nhất thiết phải đợi đúng dịp, đâu cần phải ồn ào.
Mẹ Đất Nước rất tinh. Mẹ thừa biết đứa nào yêu nước, tri ân liệt sỹ thực lòng, đứa nào chỉ giả vờ bởi triết lý rối loạn, lùng bùng.
Có nhiều người xót ruột vì kiều bào gắn bó với VNCH từng bị ngược đãi. Họ lên án chính quyền không thực tâm hoà giải dân tộc? Nhưng hoà giải dân tộc phải là nỗ lực từ cả hai phía. Ở những lĩnh vực khác, Việt Kiều vẫn thoải mái đi đi về về, hợp tác làm ăn, thì có gì mà phải hoà giải. Còn với những Việt kiều làm chính trị, suốt ngày tuyên truyền chống cộng, kích động phá phách thì hoà giải gì? Thỉnh thoảng họ lại kêu toáng lên về một vụ ngược đãi nào đó. Nhưng, thường đó là sự đáp trả việc họ gây ra vụ phá phách nào trước đó. Bản thân họ đã bao giờ thể hiện thiện chí gì đâu mà hoà giải?
Tôi là người gốc miền nam. Họ nội tôi gắn bó với VNCH và chính quyền Pháp thuộc hơn chế độ ngày nay. Chỉ riêng bố tôi từng tham gia kháng chiến. Họ nội tôi cũng từng chịu đựng nhiều sự ngược đãi sau 1975 cho nên tôi thừa hiểu họ nghĩ gì, cho dù trong họ tộc không bao giờ nói chuyện chính trị.
Xét cho cùng, sự bệnh hoạn và lụn bại của cộng đồng
đối kháng cũng chỉ vì tư duy “chống cộng, cuồng tây”. Sau nhiều năm suy ngẫm, giờ
đây tôi nghĩ thế này:
1. Những
người trong nước có quan điểm chính trị khác biệt phải hoà giải với nhau trước
tiên. Không thuyết phục được nhau thì thôi, ai giữ quan điểm của người đấy.
Không có ai là “bò vàng”, “bò đỏ”. Phải nỗ lực ứng xử lịch lãm, chung sống hoà
bình, cùng xây dựng xã hội văn minh.
2. Những
người trong nước nhưng có thù hận với chế độ thì quan điểm thường cũng mất tính
khách quan. Nếu họ thể hiện được sự cao thượng, vượt lên thù oán thông thường để
nghĩ về tương lai của quốc gia thì mới đáng khen, nếu không chỉ là ham muốn trả
thù tầm thường. Dĩ nhiên, chẳng thể kỳ vọng nhiều gì ở cộng đồng này, bởi ham
muốn báo thù là một động cơ mạnh mẽ của con người. Thế nên ý kiến của họ thường
chỉ để tham khảo.
3. “Chống cộng” chỉ là quan điểm cực đoan, chia
rẽ dân tộc, phỉ báng tiền nhân, bôi nhọ các thành tựu, chiến thắng chân chính của
dân tộc, không thể phù hợp để tuyên truyền ở VN.
4. Những người không có quốc tịch, cho dù là Việt
Kiều, thì không có quyền công dân. Nếu là người lịch sự và hiểu biết, họ sẽ hiểu
rằng họ không có quyền bức xúc, lên án thể chế chính trị của VN, bởi theo Công ước
Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị” của Liên Hợp Quốc, có hiệu lực từ năm
1976, các dân tộc có quyền tự quyết về thể chề chính trị. Ý kiến của họ chỉ để
tham khảo.
5. Công dân VN phải quan tâm đến quyền lợi và ý
kiến của những công dân khác hơn hẳn người nước ngoài. Nên hiểu rằng người nước
ngoài thường không đủ cả “Tâm” lẫn “Tầm” để bàn về chính trị VN.
=====================
Dưới
đây là bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân, một cựu chiến binh, người nhiều lần
bị các me tây chụp mũ “bò đỏ”:
KHÔNG NÊN DẠY NGƯỜI KHÁC PHẢI YÊU NƯỚC THẾ NÀO
Thời Quốc xã, người Đức tự cho mình là những người yêu nước nhất hành tinh. Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, các nước thắng trận đã áp đặt các điều khoản bất công lên nước Đức bằng hoà ước Versailles 1919, khiến cho nước này nhục nhã không ngóc đầu dậy được. Và Hitler đã tuyên bố xé bỏ hoà ước này, nhanh chóng khôi phục kinh tế và tái vũ trang nước Đức để trả thù nỗi nhục thua trận. Chính tên đồ tể này đã khơi dậy cao độ tinh thần yêu nước của người Đức, dùng tinh thần yêu nước làm ngọn cờ tập hợp đám đông. Chính đám đông đã đưa Hitler lên cầm quyền, bằng con đường dân chủ. Và điều gì đã xảy ra với thế giới thì mọi người đã rõ.
Khi Hitler đã nắm chính quyền, lòng yêu nước của người Đức tiếp tục dâng cao, nhưng yêu nước thì phải đứng dưới ngọn cờ Quốc xã. Mọi sự yêu nước theo cách khác đều bị sát hại hoặc bị đưa vào trại tập trung. Thời đó, nước Đức là quốc gia có nhiều cờ xí nhất.
Sau Đại chiến 2, hơn ai hết người Đức đã hiểu ra cái giá mà mình phải trả. Cộng hoà liên bang Đức đã đi con đường riêng, lấy thị trường tự do làm nền tảng, đã tạo một sự phát triển ngoạn mục nhất châu Âu và nước Đức thống nhất đã tiếp tục đi theo con đường ấy với một tầm cao mới. Nước Đức ngày nay là một quốc gia khoan dung ít cờ xí nhất trên thế giới. Quốc kỳ Đức không được treo bừa bãi khắp nơi, nó chỉ được treo đúng nơi đúng chốn. Người Đức rất sợ tinh thần yêu nước khơi dậy không đúng chỗ, họ nhất định không để dân tộc mình đi theo "vết xe đổ" của lịch sử. Người Đức tự do ngày nay, dù yêu nước hay không yêu nước, đều sống hoà bình khoan dung lẫn nhau trên tinh thần pháp trị, không ai ép người khác phải yêu nước hay không yêu nước, người yêu nước theo cách này không ép người yêu nước theo cách kia phải yêu theo cách của mình.
Những
"điều tốt" đều đáng hoan nghênh, nhưng khi những "điều tốt"
trở thành chuẩn mực của đám đông bắt thiểu số phải phục tùng thì luôn diễn ra
nguy cơ đầu rơi máu chảy. Trong xã hội tự do, con người chỉ cần tuân thủ luật
pháp và không làm điều gì gây hại cho người khác. Buộc người khác phải làm
"điều tốt" khi họ thấy không thích, trước sau gì cũng sẽ dẫn đến xã
hội nô lệ được cai trị bằng súng ống và roi vọt.
No comments:
Post a Comment